Ðộc đáo nhạc cụ các dân tộc thiểu số
Cập nhật: 30/09/2022 | 08:59
Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có các loại hình âm nhạc truyền thống rất đa dạng và phong phú.
Nhiều loại nhạc cụ truyền thống trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số như: cồng, chiêng của người M’nông, Ê đê hay Mạ; khèn của người Mông; trống đồng, chiêng, sáo của người Thái; đàn tính của người Tày, Nùng, Thái… Trong các dịp lễ hội truyền thống, cưới hỏi, tết đến xuân về... , nhiều loại hình nhạc cụ này lại được sử dụng trong các lễ hội và nghi lễ tạo nên những nét văn hóa rất riêng của các dân tộc trên vùng đất Đắk Nông.
![]() |
Đồng bào M'nông biểu diễn chiêng tại Lễ hội đường phố ở Gia Nghĩa trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I |
![]() |
Biểu diễn chiêng của đồng bào M'nông trong lễ hội |
![]() |
Nhạc cụ M'buốt của đồng bào M'nông. Ảnh: Nghệ nhân ưu tú Y Liêng thổi M'buốt, tiếng M'buốt của ông làm say đắm lòng người |
![]() |
Sử dụng Đing Puốt của người M'nông đòi hỏi kỹ thuật cao |
![]() |
Khua luống là một loại hình âm nhạc nghệ thuật độc đáo của người Thái, kết hợp với các loại nhạc cụ như trống, chiêng |
![]() |
Nghệ nhân người Mạ trình diễn đàn tre (goong cla) |
![]() |
Nghệ nhân Y Lanh ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) thổi tù và báo hiệu người M'nông vào hội |
![]() |
Đàn tính – hát then của người Tày, Nùng được người dân, nghệ nhân thường xuyên luyện tập và biểu diễn tại những ngày lễ, tết tại địa phương |
Nguyễn Nam
- Rộn ràng hoa, trái vụ Tết
- Khám phá hang động núi lửa Ðắk Nông
- Ðộc đáo di vật khảo cổ trong hang động núi lửa
- Rộn rã nhịp chiêng Ðắk Som
- "Lão sung" hơn trăm tuổi ở Nghĩa Phú
- Thanh tịnh, thư thái tại chùa Thiên Ân ở Khánh Hòa
- Ðêm về ở Quảng trường Ðắk Mil
- Biển Hồ - Vẻ đẹp quyến rũ ở Gia Lai
- Vẻ đẹp độc đáo Ðường hầm đất sét ở Ðà Lạt
- Lung linh đêm phố cổ Hội An