Thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Minh Nhạn| 18/09/2018 10:31

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thế giới ước tính 58% gánh nặng bệnh tật hiện nay, tương đương 840.000 người chết mỗi năm do nguồn nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém. Điều này cũng gây ra 360.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp.

ADQuảng cáo

Tại Đắk Nông, trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh ghi nhận 17/43 bệnh truyền nhiễm với hơn 1.500 ca mắc, trong đó 9 bệnh liên quan đến môi trường, chưa có vắc xin phòng bệnh như sốt xuất huyết, cúm, tả lỵ, tiêu chảy... với gần 1.300 ca, chiếm 82% trên tổng số ca mắc. Như vậy, gánh nặng bệnh dịch ở tỉnh ta chủ yếu là các bệnh liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và chất lượng nguồn nước. Theo thống kê, toàn tỉnh vẫn còn 34,7% hộ dân không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Điều này khiến toàn cộng đồng phải gánh chịu nguy cơ mắc bệnh, bởi ruồi nhặng phát sinh và phát tán mầm bệnh.

Đắk Nông là một trong 21 tỉnh thuộc Tây Nguyên và Tây Bắc được thụ hưởng Chương trình vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Đây là cơ hội để hỗ trợ các địa phương thúc đẩy đạt các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường trong chương trình nông thôn mới.

ADQuảng cáo

Thực hiện chương trình, trong năm 2017, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh đã tổ chức tập huấn cho 51 cán bộ nòng cốt tuyến tỉnh và huyện; 5 lớp tập huấn dành cho cộng tác viên tuyên truyền về vệ sinh môi trường; 5 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh giá rẻ phục vụ cho người dân tại cộng đồng. Đồng thời, đơn vị tiến hành giám sát, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt; in ấn, cấp phát 2.000 áp phích, 1.500 bộ tranh... tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về lợi ích của việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến cuối năm 2017, TTYTDP tiến hành xây dựng 3 xã đạt tiêu chuẩn “vệ sinh toàn xã”. Kết quả đến nay đã có 2 xã đạt tiêu chuẩn là xã Thuận An (Đắk Mil) và xã Đắk Wer (Đắk R’lấp).

Năm 2018, TTYTDP tỉnh tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân nông thôn; tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn được can thiệp từ chương trình. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng cần quản lý, xử lý phân người, phân gia súc; tạo không gian sống gọn gàng, sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh môi trường.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO