Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Bác sỹ Trương Văn Minh| 30/05/2019 10:38

Hiện nay thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) phát triển và gây bệnh. Vì vậy, người dân cần nắm rõ cách phòng bệnh SXH để tránh những biến chứng nguy hiểm.

ADQuảng cáo

Bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Hạn chế muỗi đốt là cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. (ảnh minh họa)

Những đặc điểm của SXH Dengue:

SXH và thoát huyết tương, có thể dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu gây xuất huyết nặng và suy đa phủ tạng, có thể dẫn đến tử vong. Theo WHO sốt xuất huyết chia làm 4 độ:

Độ 1: Sốt cao kéo dài từ 2-7 ngày, biểu hiện xuất huyết, dấu hiệu thắt dây dương tính (+); tăng thẩm thấu mao mạch nhẹ, tiểu cầu giảm nhẹ.

Độ 2: Dấu hiệu như độ 1, kèm theo có xuất huyết (ngoài da, niêm mạc, phủ tạng); thoát huyết tương nhẹ, tiểu cầu giảm nhẹ, chưa có dấu hiệu sốc.

Độ 3: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt, mạch nhanh yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, chảy máu bất thường ồ ạt; thoát huyết tương nhiều, choáng, tiểu cầu giảm nhiều, tăng thể tích hồng cầu.

ADQuảng cáo

Độ 4: Thân nhiệt giảm đột ngột, sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh, choáng mất máu, đông máu trong lòng mạch.

Theo y học cổ truyền, bệnh SXH vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch. Chính khí cơ thể suy hư, nhiệt tà xâm phạm vào doanh, vệ, khí, huyết và gây ra bệnh. Sốt cao là triệu chứng sớm nhất của bệnh. Người bệnh nhức mỏi các khớp, nhức mỏi lưng, người bệnh sợ lạnh, đau đầu, kèm theo có xuất huyết ngoài da, niêm mạc, mặt đỏ, đầu lưỡi và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoạt; mạch phù sác. Giai đoạn sốt cao kéo dài từ 2-7 ngày. Khi bệnh mới phát còn nhẹ ở độ 1, độ 2 và có thể chữa bằng thuốc nam.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 30/5/2019, toàn tỉnh ghi nhận có 604 ca mắc bệnh SXH, tăng 535 ca so với cùng kỳ năm 2018. Các ca mắc SXH xuất hiện rải rác tại 8 huyện, thị xã; trong đó tập trung nhiều tại các huyện: Đắk R’lấp, Tuy Đức và Krông Nô...

Một số phương pháp chữa SXH bằng thuốc nam

- Cách chữa SXH: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết. Hiện nay, các vị thuốc nam luôn có sẵn tại Đắk Nông có thể dùng điều trị SXH như: Cỏ mực (cỏ nhọc nồi): 20g; lá dâu tằm: 15g; cỏ mần trầu: 20g; rễ cỏ tranh: 10g; kim ngân hoa: 20g; cối xay: 10g.

- Các vị thuốc trên có thể dùng tươi, nhưng với liều gấp đôi. Bài thuốc trên vẫn có thể dùng được nếu thiếu một số vị.

- Về cách dùng: Cho 1.500 ml nước sạch, đun sôi 15-20 phút và để nguội uống thay nước.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO