“Chìa khóa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nia

15/06/2012 08:56

Đắk Nia (Gia Nghĩa) là xã có đông đồng bào dân tộc M’nông nhưng đa số lại thuộc diện hộ nghèo, khó khăn. Trước tình hình đó, năm 2007, Đảng ủy xã Đắk Nia đã ban hành nghị quyết chuyên đề về khuyến khích hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ phát triển cây cà phê...

ADQuảng cáo

ĐắkNia (Gia Nghĩa) là xã có đông đồng bào dân tộc M’nông nhưng đa số lại thuộcdiện hộ nghèo, khó khăn. Trước tình hình đó, năm 2007, Đảng ủy xã Đắk Nia đãban hành nghị quyết chuyên đề về khuyến khích hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạichỗ (ĐBDTTSTC) phát triển cây cà phê. Đây được xem là “chìa khóa” thoát nghèocho ĐBDTTSTC của địa phương.



Vườn càphê của gia đình anh K’Rai


“Cây thoát nghèo”

ADQuảng cáo

Cà phê được xem là một trong số những câytrồng chủ lực của vùng đất Tây Nguyên nhưng đối với nhiều hộ đồng bào M’nông ởxã Đắk Nia thì việc trồng rồi chăm sóc nó đúng kỹ thuật vẫn là một điều rấtmới. Bởi, bà con M’nông vốn quen với tập quán trồng cây ngắn ngày chứ chưa amhiểu về trồng cây công nghiệp. Ban đầu, nhiều người còn đắn đo, chưa mạnh dạntrồng vì không biết cà phê sẽ đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào do “trongtay” vừa không có vốn lại chưa biết kỹ thuật trồng ra sao? Trước thực tế đó,Đảng ủy xã Đắk Nia đã chọn những gia đình có uy tín trong các thôn, bon làngười M’nông có điều kiện kinh tế, kinh nghiệm trồng cà phê làm điểm cho các hộdân trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” và dễ áp dụng. Bây giờ thì nhiều người đãthay đổi suy nghĩ. Từ chỗ chỉ có một vài hộ trồng, một số hộ có vườn cà phênhưng bỏ bê không chăm sóc thì nay nhiều hộ đã đầu tư bài bản. Hiện nay, hầuhết gia đình các cán bộ xã, các thôn, bon, chi hội và già làng của Đắk Nia đềuđã trồng cà phê, trong đó nhiều hộ phát triển tốt. Già làng K’Bi ở bon Bu Sốplà một trong những người sớm trồng cà phê và đạt hiệu quả cao nên được bà controng vùng đến học hỏi kinh nghiệm. Hiện nay, già có hơn 2 ha cà phê đang thờikỳ kinh doanh, mỗi năm đạt khoảng từ 5-6 tấn nhân. Từ việc trồng cà phê đem lạihiệu quả kinh tế cho gia đình mình, già đã vận động các con, cháu và bà con cùngtrồng để tăng thu nhập. Anh K’Rai, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Đắk Nia cũngđã đầu tư khá hiệu quả vườn cà phê của gia đình. Anh K’Rai cho biết: “Ban đầu,toàn bộ 4 ha đất gia đình mình chỉ trồng sắn chứ không trồng cà phê đâu. Saukhi có chủ trương của Đảng ủy xã thì mình mới bắt đầu nghĩ đến chọn trồng càphê vì thấy hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây sắn. Khi cây cà phê còn nhỏ thìmình tận dụng trồng xen bắp, các loại cây họ đậu vừa không để lãng phí vừa cảitạo đất và lấy ngắn nuôi dài. Sau khi cây đã khép tán thì mình tập trung vàochăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao. Những kinh nghiệm này mình học đượctừ những người trồng cà phê giỏi ở các thôn, bon. Mấy năm nay, cà phê được giánên nó cũng đem lại nguồn thu kha khá, đời sống của gia đình nâng lên. Hiệnnay, bà con mình đã trồng nhiều hơn rồi và cây cà phê đã góp phần giúp nhiều hộphát triển kinh tế”. Cũng theo anh K’Rai thì mùa mưa này, gia đình sẽ trồngthêm 500 cây cà phê nữa. Hiện tại, anh đã ươm giống và làm đất sẵn, chỉ chờ naymai mùa mưa cao điểm sẽ đem trồng. Nhiều hộ dân khác cũng đang chú trọng pháttriển cây cà phê.

Trách nhiệm với bà con

Chính quyền xã Đắk Nia đã rất quyết tâmvà có trách nhiệm khi khuyến khích các hộ ĐBDTTSTC trồng cà phê. Không chỉhướng dẫn về cách làm ăn mà thời gian qua, xã kết hợp với các công ty sản xuấtphân bón, các cơ quan chuyên môn và cán bộ địa phương hỗ trợ, hướng dẫn kỹthuật cho bà con. Thực tế, nếu chi bộ nào, cán bộ nào quan tâm giúp đỡ bà contâm huyết, hướng dẫn cụ thể theo kiểu “cầm tay, chỉ việc” thì ở cơ sở đó họ nắmđược kỹ thuật và mạnh dạn trồng, chăm sóc tốt, vườn đạt hiệu quả cao còn ngượclại thì năng suất thấp. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Phạm Nghĩa Tuấn, Bíthư Đảng ủy xã Đắk Nia cho biết: “Đảng ủy xã đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm2011, mỗi hộ ĐBDTTSTC trồng ít nhất 500 cây cà phê. Nhưng đến nay, nhiều hộ đãphát triển đến vài héc ta. Đa số những hộ trồng cà phê đã có thu hoạch hiện nayđều thoát nghèo, kinh tế ổn định. Từ hiệu quả thực tế đó, hiện nay bà con đangcó hướng phát triển cây trồng này. Thời gian tới, xã sẽ thành lập các tổ, nhómtại các thôn, bon để hướng dẫn cho bà con sát sao hơn về kỹ thuật và giao tráchnhiệm cho bí thư các chi bộ thôn, bon trực tiếp kiểm tra, giám sát. Xã dự địnhsẽ tiến tới huy động các nguồn lực, kêu gọi hỗ trợ để cấp miễn phí cho mỗi hộnghèo tối thiểu 500 cây cà phê giống. Từ năm nay, xã sẽ kết hợp chuyên đề nàyvới chương trình tái canh cây cà phê của thị xã để nâng hiệu quả và chất lượngcác vườn cà phê của các hộ ĐBDTTSTC”. Hiện trong số 338 hộ đồng bào dân tộcM’nông của xã thì vẫn còn khoảng 50% số hộ thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, ĐắkNia vẫn lựa chọn phát triển cà phê để tiếp tục giúp người dân thoát nghèo.

Bài, ảnh: Thanh Nga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Chìa khóa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO