Khôi phục lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

H’Mai| 18/10/2019 11:17

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, các ban, ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả Đề án bảo tồn phát huy Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2015, Đề án “Sưu tầm, bảo tồn phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hóa tỉnh Đắk Nông đến năm 2015, định hướng 2020”.

ADQuảng cáo

Theo đó, một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ như: Lễ hội mừng mùa, lễ mừng lúa mới, lễ hội RNglăp bon, lễ cưới của người M’nông, lễ hội cúng mừng sức khỏe, lễ phát rẫy (Wer mprang Bri)… đã được khôi phục, phục dựng.

Đàn đá của người M'nông

Ngành Văn hóa đã mua 150 bộ chiêng, 15 bộ goong, 384 bộ trang phục của người M’nông và người Ê đê, 232 đai chít đầu; 189 bộ nhạc cụ, 1 bộ đàn T’rưng 3 dàn, 1 bộ đàn T’rưng 2 dàn, 1 bộ đàn Cing K’ram 2 dàn, 1 bộ đàn đinh Fălt, 6 cái đàn T’rưng cầm tay, 1 cái R’lét, 1 cái kèn M’buốt, 1 cái kèn M’ló, 1 cái Goong Rênh cấp cho cơ sở bảo quản và trình diễn; xây dựng 2 bộ tư liệu về truyền dạy cồng chiêng và di sản cồng chiêng của 3 dân tộc M’nông, Mạ và Ê đê tỉnh Đắk Nông.

Ngành Văn hóa đã điều tra, sưu tầm các bài hát dân ca của dân tộc M’nông, xây dựng 1 bộ CD thu âm 80 bài hát dân ca M’nông đạt chất lượng cao; 1 DVD giới thiệu về âm nhạc dân gian của 3 dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê; xuất bản sách tục ngữ Việt - M’nông đồng nghĩa; 30 bài cúng (khấn thần) trong nghi lễ nông nghiệp của dân tộc M’nông và quay phim làm hồ sơ khoa học nghệ thuật hát sử thi M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; biên tập và xuất bản được 2 cuốn sách ảnh giới thiệu các gương mặt nghệ nhân tiêu biểu của tỉnh.

Lễ cưới truyền thống của người M'nông được phục dựng

ADQuảng cáo

Triển khai Đề án “Sưu tầm, bảo tồn phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hóa tỉnh Đắk Nông đến năm 2015, định hướng 2020”, ngành Văn hóa đã sưu tầm được trên 3.000 hiện vật thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn hóa dân tộc, khảo cổ học, ảnh thời sự...

Đồng thời, ngành Văn hóa tổ chức trên 30 đợt trưng bày với hơn 6.000 lượt hiện vật, hình ảnh; tiến hành khai quật chum cổ tại thôn 17, xã Nhân Cơ (Đắk R'lấp) thu thập được 160 hiện vật khảo cổ; xây dựng hồ sơ và đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 7 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh; xây dựng 7 bộ sưu tập hiện vật văn hóa dân tộc có giá trị lịch sử và thẩm mỹ như: Sưu tập Đàn đá Đắk Kar (3 thanh), bộ đàn đá Đắk Sơn (16 thanh). Các bộ sưu tập của dân tộc thiểu số tại chỗ M’nông, Ê đê, Mạ gồm: 13 thuyền độc mộc, 13 trống, 51 chóe, 22 nồi đồng, 2 ghế Kpan của người Ê đê.

Đồng bào Mạ xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) thực hiện Lễ cúng bến nước dưới chân thác Liêng Nung

Năm 2015 và 2017, ngành Văn hóa cũng đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, kết quả, toàn tỉnh có 186 bộ chiêng, 1 bộ goong prac, 1 bộ goong pe, 1 bộ đàn đá còn trong cộng đồng các dân tộc; khoảng 194 nghệ nhân biết chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc; 12 nghệ nhân nhớ và hát kể được Ot N’drong M’nông; 301 nghệ nhân biết và hát những làn điệu dân ca; 698 nghệ nhân biết diệt thổ cẩm truyền thống (cả dân tộc phía Bắc); 53 nghệ nhân biết làm cây nêu truyền thống; 363 nghệ nhân biết đan lát truyền thống của dân tộc mình; 106 nghệ nhân biết và kể được truyện cổ; 139 nghệ nhân biết kể luật tục và phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng; 69 nghệ nhân biết và sử dụng đàn Tính - hát Then.

Đặc biệt, ngành Văn hóa đã xúc tiến khôi phục 28 lễ hội truyền thống của 3 dân tộc thiểu số tại chỗ trên cơ sở nguyên gốc, nguyên bản, góp phần khôi phục lại môi trường văn hóa dân gian truyền thống…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khôi phục lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO