Quân cảng Sài Gòn - Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn: "Điểm sáng" kết hợp quốc phòng với kinh tế

Hoài An (t.h)| 20/07/2017 09:38

Ngày 15/3/1989, theo Quyết định 41/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân càng Sài Gòn được thành lập (tiền thân của Tân Cảng Sài Gòn).

ADQuảng cáo

Là doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế trực thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Hải quân, Quân cảng Sài Gòn - Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh, vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng biển, dịch vụ logistics; thực hiện thành công hai nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế.

Ảnh: Báo Đắk Nông

Trong thực hiện nhiệm quốc phòng, Quân cảng Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một cảng quân sự, vận tải, xếp dỡ hàng hóa, thiết bị, vũ khí; hoa tiêu, lai dắt tàu quân sự an toàn tuyệt đối; duy trì nghiêm quy chế cảng quân sự, bảo đảm tốt an ninh cảng biển; thi công các công trình quân - dân sự trên các vùng biên giới, hải đảo. Là doanh nghiệp quốc phòng an ninh, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn luôn tiên phong, đổi mới doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong sản xuất kinh doanh.

Từ một bến cảng cũ bên sông Sài Gòn với 4 cầu tàu có tổng chiều dài 1,2 km và các kho hàng cũ nát khi tiếp nhận, đến năm 2014, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn quản lý và khai thác 14 cảng, 2 ICD (cảng nội địa) suốt từ Nam ra Bắc, trên 11 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước với tổng giá trị tài sản ước tính trên 30.000 tỷ đồng; 27 công ty thành viên đang sản xuất kinh doanh hiệu quả cao. Nhiều công ty đang phục vụ đắc lực cả hai nhiệm vụ quân sự và kinh tế, đó là Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình Tân cảng, Công ty TNHH MTV Hoa tiêu Tân cảng, Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân cảng, Công ty CP Dịch vụ biển Tân cảng...

ADQuảng cáo

Cảng Tân cảng - Cát Lái, Tân cảng - Cái Mép, ICD Tân cảng - Sóng Thần, ICD Tân cảng - Long Bình đang là những cửa khẩu hàng hóa xuất nhập khẩu quan trọng nhất trong cả nước, trong đó Tân cảng - Cát Lái nằm trong TOP 34 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới.

Tân cảng Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững với hai trụ cột: “Khai thác cảng; Dịch vụ logisitics”, từng bước triển khai trụ cột thứ ba “Vận tải biển nội địa” dựa trên ba nền tảng: “Chất lượng dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; kỷ luật quân đội, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng”.

Những thành tựu trên đưa thương hiệu “Tân cảng Sài Gòn-SNP” trở thành thương hiệu quốc gia hàng đầu trong khai thác cảng biển và dịch vụ logistics; giữ vững niềm tin của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố địa phương; có uy tín với các khách hàng xuất nhập khẩu và đối tác đầu tư trong nước và quốc tế.      

Theo đánh giá, Tân Cảng Sài Gòn là một mô hình thành công trong thực hiện các nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, một "điểm sáng" về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong 25 năm (1989-2014), Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 36.776  lượt tàu kinh tế; tổng sản lượng hàng container qua cảng đạt 27,3 triệu teus (tương đương 359 triệu tấn), tăng trưởng bình quân 21,9%/năm. Tổng doanh thu đạt 35.515 tỷ đồng; tổng lợi nhuận 7.872 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.146 tỷ đồng.

Riêng năm 2013, sản lượng đạt 3,88 triệu teus (tương đương 53 triệu tấn), doanh thu 7.901 tỷ đồng, lợi nhuận 1.222 tỷ đồng, nộp ngân sách 504 tỷ đồng. Tân cảng Sài Gòn hiện chiếm gần 85% thị phần container xuất nhập khẩu phía Nam, gần 50% thị phần cả nước.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quân cảng Sài Gòn - Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn: "Điểm sáng" kết hợp quốc phòng với kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO