Nhiều công ty lâm nghiệp để mất rừng với diện tích lớn

Đức Hùng| 13/08/2018 10:06

Từ đầu năm đến nay, tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn diễn biến phức tạp. Điều đáng nói, các vụ phá rừng xảy ra chủ yếu tại diện tích quản lý của các công ty lâm nghiệp.

ADQuảng cáo

Hiện trường phá rừng tại lâm phần quản lý của HTX Nông nghiệp, Dịch vụ, Thương mại Hợp Tiến, xã Quảng Sơn (Đắk Glong)

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, 7 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh phát hiện 344 vụ phá rừng trái phép, gây thiệt hại hơn 123 ha rừng. Phần lớn các vụ phá rừng trái phép xảy ra trên lâm phần quản lý, bảo vệ của các công ty lâm nghiệp, nhiều nơi tạo thành "điểm nóng" phá rừng trong thời gian dài.

Cụ thể, trong 7 tháng, trên địa bàn huyện Đắk Glong phát hiện 178 vụ phá rừng trái pháp luật, gây thiệt hại 75 ha. Trong đó, tại lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn xảy ra 47 vụ phá rừng, gây thiệt hại 22 ha. Tại lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk N’tao xảy ra 39 vụ phá rừng, gây thiệt hại 12,5 ha. HTX Nông nghiệp, Dịch vụ, Thương mại Hợp Tiến cũng để xảy ra 10 vụ phá rừng, gây thiệt hại gần 3 ha rừng.  

ADQuảng cáo

Tương tự, trên địa bàn huyện Đắk Song từ đầu năm đến nay cũng để xảy ra 91 vụ phá rừng, gây thiệt hại 21 ha rừng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa 53 vụ, gây thiệt hại 13 ha. Công ty TNHH MTV Đắk N’tao xảy ra 26 vụ phá rừng, gây thiệt hại 6,1 ha. Còn huyện Tuy Đức phát hiện 49 vụ phá rừng, gây thiệt hại gần 19 ha. Trong đó, ông ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên 5 vụ, thiệt hại 2 ha rừng. Công ty Cổ phẩn địa ốc Khang Nam 5 vụ, thiệt hại 7,7 ha rừng...

Theo các chủ rừng, diện tích rừng bị phá phần lớn nằm manh mún, rải rác, xen kẽ với đất sản xuất nông nghiệp của người dân nên khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Các vụ phá rừng chủ yếu xảy ra tại vị trí giáp ranh, liền kề nương rẫy người dân đang canh tác.

Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và PTNT, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp là do các chủ rừng buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Việc cập nhật, báo cáo diện tích rừng bị phá của các đơn vị thiếu trung thực. Khi rừng bị phá, các chủ rừng không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả, trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị phá để người dân phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài dẫn đến tranh chấp kéo dài, khó xử lý.

Bên cạnh đó, một số vụ phá rừng, cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, điều tra, xử lý chậm, chưa dứt điểm; việc áp dụng các chế tài trong xử lý vi phạm giữa các cơ quan tư pháp không thống nhất, dẫn đến nhiều vụ phá rừng không được xử lý kịp thời, cương quyết. Trong khi đó, lợi nhuận từ đất sản xuất hiện nay lớn dẫn đến người dân phá rừng để mở rộng đất canh tác, lấy đất trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hoặc buôn bán.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều công ty lâm nghiệp để mất rừng với diện tích lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO