Trả giá vì “lâng lâng” gây tai nạn giao thông

B.M (t.h)| 23/08/2019 10:58

Rượu, bia, chất kích thích không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mỗi người mà còn là nguyên nhân gây tai nạn nghiêm trọng cho nhiều người khi tham gia giao thông.

ADQuảng cáo

Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ giúp tăng cường ý thức của người dân khi tham gia giao thông, nhất là đối với thanh thiếu niên

Những ngày qua, người dân trên địa bàn xã Quảng Khê (Đắk Glong) không khỏi bàng hoàng, xót xa trước việc anh Trần Hoài Linh (SN 1974), ở thôn Tân Tiến, xã Quảng Khê chết vì tai nạn giao thông. Không xót thương sao được khi gia đình anh Linh thuộc diện khó khăn, 3 đứa con vẫn đang tuổi ăn tuổi học, vợ đau ốm quanh năm, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào một tay anh Linh gánh vác. Vốn tính thật thà, hiền lành, lại rất nhiệt tình với mọi người nên anh Linh nhiều khi “ham vui” mà uống rượu bia quá chén, không kiểm soát được bản thân.

Theo đó, trưa ngày 31/7 vừa qua, anh Linh tham dự đám cưới của người quen tại thôn 11, xã Quảng Khê. Sau khi tan tiệc, dù đang ngà ngà say nhưng anh Linh vẫn điều khiển xe mô tô, chở anh Đặng Văn Dũng (SN 1984) đến thăm người thân ở thôn Đắk Lang, xã Quảng Khê. Do đang say, không làm chủ được tay lái, nên khi đi đến quốc lộ 28, thuộc thôn 3, anh Linh đã lái xe lấn sang làn đường bên trái, đâm trực diện vào đầu xe ô tô tải đang chạy theo chiều ngược lại.

Vụ tai nạn khiến Dũng bị thương nặng còn anh Linh chết trên đường đi cấp cứu. Anh Linh đã phải trả giá bằng cả mạng sống khi uống rượu bia rồi gây tai nạn giao thông để rồi bỏ lại người vợ trẻ cùng đàn con thơ không nơi nương tựa, khiến ai cũng không khỏi thương cảm, xót xa.

Vừa qua, cơ quan chức năng đã tiến hành truy tố đối với Bế Quang Hiến (SN1984) ở thôn 4, xã Đắk R’la (Đắk Mil) vì vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a, b, khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Theo đó, khuya ngày 18/2/2019, Hiến chở Lãnh Văn Đức (ở gần nhà) tham gia giao thông trên quốc lộ 14 hướng từ huyện Đắk Mil về TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

ADQuảng cáo

Khi đi ngang ngã tư địa phận thị trấn Ea T’ling (Cư Jút), Hiến không chịu giảm tốc độ và chú ý quan sát theo biển báo của tín hiệu giao thông mà vẫn “vô tư” lao về phía trước. Do chạy nhanh, Hiến đã tông thẳng anh Nguyễn Bằng Giang khi anh này đang đi bộ qua đường. Vụ tai nạn khiến anh Giang bị đa chấn thương, vỡ lún sọ, gãy xương quai phải và hai xương cẳng chân với tỷ lệ thương tật 62%.

Sau khi tai nạn xảy ra, Công an huyện Cư Jút đã tiến hành kiểm tra thì phát hiện Hiến có nồng độ cồn quá mức quy định và dương tính với chất ma túy. Như vâỵ, với trạng thái “lâng lâng” không kiểm soát được bản thân và tốc độ khi lái xe, Hiến đã gây tai nạn nghiêm trọng cho người khác và bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi sai trái của mình.

Người sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn có thể gây tai nạn nghiêm trọng cho những người vô tội khác và bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hậu quả mà mình gây ra. Đ

ể ngăn ngừa thảm họa giao thông do rượu, bia, ma túy gây ra, đòi hỏi cộng đồng, người tham gia giao thông phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tác hại của chất kích thích, tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Đồng thời, cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý để răn đe những đối tượng vi phạm, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Các mức phạt với hành vi sử dụng rượu bia khi lái mô tô, xe gắn máy, xe máy kéo, xe máy chuyên dụng

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; trong đó có các mức phạt với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe mô tô, xe gắn máy, xe máy kéo, xe máy chuyên dụng.

Cụ thể theo Điều 6 quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Theo Điều 7 quy định về xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.     


Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trả giá vì “lâng lâng” gây tai nạn giao thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO