Công ty Bảo Quốc An Khang trồng cây dược liệu sạch
Cập nhật: 09/07/2014 | 09:28
Từ năm 2003, Công ty TNHH Bảo Quốc An Khang (thành phố Hồ Chí Minh) đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp) và đến nay đã cho kết quả khả quan.
Theo đó, những loại cây như trinh nữ hoàng cung, vông nem, hoa sứ, hà thủ ô, đinh lăng, cỏ ngọt và những cây dược liệu dây leo… phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, chất đất trên địa bàn; năng suất thường đạt 6 tấn nguyên liệu khô/ha/năm, giá trung bình 50 triệu đồng/tấn, trừ chi phí, lợi nhuận thu được 150 triệu đồng/ha.
![]() |
Đoàn công tác của tỉnh tham quan mô hình trồng dược liệu sạch của Công ty Bảo Quốc An Khang |
Trao đổi về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây này, ông Phan Tấn Quốc, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Quốc An Khang cho biết: “Hiện tại, công ty sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với vi sinh của công nghệ Nhật Bản để bón, chăm sóc cho vườn dược liệu. Cách bón phân này giảm được rất nhiều chi phí đầu tư so với việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc hóa học lại có tác dụng cao trong việc cải tạo đất đối với vùng đất bị bạc màu, kém dinh dưỡng cũng như khử mùi hôi, ruồi muỗi, mầm bệnh, xử lý chất thải hữu cơ... và chính là mấu chốt để xây dựng vườn dược liệu sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn cung cấp cho bạn hàng để xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty áp dụng kỹ thuật tưới bằng ống cuộn phun sương bằng nước sạch cho vườn dược liệu. Phương pháp tưới này bên cạnh việc giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí và tiết kiệm được nguồn nước thì nó giúp thấm đất nên cây trồng phát triển tốt hơn”.
Nói về hướng phát triển của đơn vị, ông Quốc cho biết thêm: “Hiện nay, công ty đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học và phân vi sinh của Nhật Bản để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất; đã đầu tư 7 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu, xây dựng vườn cây giống, vườn dược liệu và hiện nay đang chuẩn bị các thủ tục để xây dựng nhà máy chế biến tinh chất. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục hợp tác với người dân địa phương tạo ra vùng dược liệu lớn có hiệu quả kinh tế cao và ứng dụng, chuyển giao công nghệ nông nghiệp hiện đại để tiết kiệm chi phí cho người trồng và bảo vệ môi trường. Theo kế hoạch, công ty hợp tác với người dân địa phương hình thành vùng dược liệu 100 ha vào năm 2018 và đến năm 2020 tăng lên 300 ha, phát triển giá trị gia tăng cho sản phẩm thu được. Công ty đang thực nghiệm cây dược liệu có khả năng trồng xen với cây trồng bản địa như cà phê, cao su hoặc các cây trồng khác nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông dân. Phương pháp trồng xen này sẽ góp phần giảm công làm cỏ, giữ nước và đất không bị trôi”.
Bài, ảnh: Thanh Nga
- Hình thành vùng sản xuất cà phê công nghệ cao ở Thuận An
- Ban hành tiêu chí đánh giá vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Krông Nô tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Tiếp tục chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Gia Nghĩa phê duyệt 1,494 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao năm 2020
- Gia Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Nông nghiệp công nghệ cao: Nền tảng cho nền nông nghiệp thông minh
- Nhiều lợi ích từ tưới nhỏ giọt cho cà phê
- Mô hình trồng cà chua VietGAP trong nhà kính đầu tiên ở Quảng Tâm đạt kết quả cao
- Nông dân Đắk Mil đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp