Yun Júh ngân vang tiếng cồng chiêng
Cập nhật: 02/05/2012 | 14:16
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời là nghệ nhân, ông Y K’ri ở bon Yun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) hiểu tường tận cái hay, cái đẹp của âm thanh của những nhạc cụ dân tộc, nhất là cồng chiêng...
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình
nhiều đời là nghệ nhân, ông Y K’ri ở bon Yun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) hiểu
tường tận cái hay, cái đẹp của âm thanh của những nhạc cụ dân tộc, nhất là cồng
chiêng. Hiện nay, nghệ nhân Y K’ri có thể đánh hơn 10 bài chiêng liên tiếp. Với
đôi tai “thiên bẩm”, mỗi khi tiếng chiêng ngân lên là ông đã biết đâu là bộ
chiêng có âm thanh chuẩn, đâu là bộ chiêng bị lạc âm, tịt âm… Điều đáng nói nữa
là để khơi dậy niềm đam mê cồng chiêng của giới trẻ và nhất là không để văn hóa
truyền thống bị mai một, ông đã đứng ra hướng dẫn, dạy cách đánh chiêng, chỉnh
chiêng cho người dân trong bon một cách say sưa, tận tình. Đồng thời, nghệ nhân
Y K’ri còn giúp những bộ chiêng mới có được âm thanh trong trẻo, đúng vị trí
trong dàn cồng chiêng. Ông chăm chút, chỉnh sửa cho những chiếc chiêng với tất
cả tấm lòng của một người con M’nông. Không những thế, nghệ nhân Y K’ri còn
được mời làm “giáo viên” dạy đánh cồng chiêng cho các em học sinh ở Trường Phổ
thông Dân tộc nội trú huyện. Với khả
năng và lòng đam mê của mình, nghệ nhân Y K’ri đã được Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tặng bằng khen vì đã có công gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của
dân tộc. Nghệ nhân Y K’ri tâm sự: “Tôi yêu những vốn quý văn hóa của dân tộc
mình, nên đóng góp một phần công sức để gìn giữ những gì cha ông để lại là điều
nên làm mà thôi. Điều mà tôi vui nhất đó là hiện nay lớp trẻ trong bon đã nhận thấy
được những giá trị vô giá của văn hóa truyền thống và ra sức giữ gìn”.
![]() |
Đội chiêng bon Yun Júh dạy cách đánh cồng
chiêng cho các thiếu nữ |
Tương tự, nghệ nhân Y Đá ở cùng bon cũng
mê tiếng chiêng của dân tộc mình ngay từ khi còn nhỏ. Những âm thanh trong
trẻo, ấm áp của các bài chiêng truyền thống như mê hoặc, khiến ông quên ăn,
quên ngủ và rồi như một bản năng, việc đánh cồng chiêng đối với ông còn nhanh
hơn nhìn đúng mặt con chữ. Năm tháng trôi qua, tình yêu đối với những giá trị
văn hóa như lớn dần, để rồi bằng tình yêu đó, ông đã tiếp nối cha anh, thế hệ
đi trước cố gắng gìn giữ “hồn chiêng” của dân tộc. Không những biết đánh cồng
chiêng mà nghệ nhân Y Đá còn biết chế tác, sử dụng các nhạc cụ truyền thống của
dân tộc mình. Với ông, mỗi nhạc cụ dân tộc đều có một ý nghĩa riêng và để cho
chúng thực sự có “hồn” thì người chế tác phải am hiểu những giá trị mà nó mang
lại. Với tấm lòng của một người con M’nông hết lòng say mê văn hóa dân tộc, ông
Y Đá còn chỉ dạy cho những ai yêu thích cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống, nhất
là lớp trẻ. Nghệ nhân Y Đá tâm sự: “Phải dạy cồng chiêng cho tụi nhỏ biết để
chúng lưu giữ truyền thống dân tộc, luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp, không
nghĩ đến những việc xấu, không làm việc xấu”.
Còn anh Y Dứt cũng yêu thích cồng chiêng
khi còn tấm bé, ở đâu có lễ hội thì ở đó anh có mặt. Bằng khả năng bẩm sinh
cộng với niềm đam mê mà Y Dứt đã biết sử dụng khá nhiều nhạc cụ dân tộc. Mỗi
khi tiếng kèn, tiếng sáo của Y Dứt vang lên thì mọi người đều ngơ ngẩn lắng
nghe. Không chỉ có biệt tài chỉnh chiêng, đánh cồng chiêng, sử dụng và chế tác
những nhạc cụ bằng tre nứa mà Y Dứt còn biết đánh đàn ghita rất hay. Y
Dứt cho biết: “Không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng và hiểu hết những giá
trị của nhạc cụ truyền thống của người M’nông. Chỉ có những người thực sự có
tâm huyết mới làm được điều đó. Tôi yêu những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và sẽ luôn cố gắng gìn giữ
những vốn quý đó”.
Có thể nói, với tình yêu vô hạn đối với
văn hóa dân tộc của những người như Y’Kri, Y Đá, Y Dứt… mà giờ đây, nhiều người
ở bon Yun Júh đã biết đánh cồng chiêng và say đắm với nhịp chiêng dân tộc. Vì
thế, mỗi khi trong bon có việc lớn, việc nhỏ, tiếng cồng chiêng lại ngân vang
khắp bon làng, như thúc giục, nhắc nhở đồng bào luôn biết đoàn kết, thương yêu
nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp và giữ gìn vốn quý của dân tộc.
Bài, ảnh:
Mỹ Hằng
- Cách làm đẹp của người M’nông xưa
- Chiếc khiên của người M'nông 1
- Đặc sắc trang phục truyền thống của người Thái ở Kiến Đức
- Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!
- Tục đòi nợ đậm tính nhân văn của người M’nông
- Độc đáo điệu múa sư tử mèo của người Tày, Nùng
- Bắn nỏ - từ vũ khí trở thành môn thể thao dân tộc
- Bảo tồn, khôi phục nghề đan lát truyền thống của đồng bào M’nông
- Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông
- Nồng nàn làn điệu Tâm Pớt