Nghệ thuật chế tác tượng nhà mồ

18/11/2018 19:13

Mới đây, đến Bào tàng tỉnh Đắk Nông vào một ngày trong tuần, chúng tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi được chứng kiến tận mắt những tác phẩm nghệ thuật tượng nhà mồ bằng gỗ của đồng bào các dân tộc M’nông, Ê đê… đang được lưu giữ tại đây.

ADQuảng cáo

Theo ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, những bức tượng nhà mồ nói trên vừa được đơn vị mời các nghệ nhân chế tác theo sự định hướng, chỉ đạo của tỉnh. Sau khi tiếp nhận một số lượng gỗ du sam và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc, Bảo tàng tỉnh đã mời các nghệ nhân có tay nghề cao, biết tạc tượng nhà mồ của người M’nông, Ê đê… đang sinh sống trên địa bàn tỉnh về tham gia chế tác. Trên cơ sở đó, các nghệ nhân được tiếp xúc, tìm hiểu một số đặc trưng về tượng nhà mồ Tây Nguyên và dựa vào đó để chế tác.

Vì vậy, hiện Bảo tàng tỉnh có 15 tác phẩm có chiều cao trung bình 2m, rộng 40cm được làm bằng gỗ du sam. Mỗi tác phẩm đều có một phong cách chạm khắc khác nhau nhưng đều phản ánh được phong tục ma chay của người Tây Nguyên, nhất là của người M’nông và Ê đê  phản ánh sinh hoạt cuộc sống như săn bắn, giã gạo, đánh cồng chiêng, địu con… và cả những bức tượng theo mô típ phồn thực,

ADQuảng cáo

Đó là bức tượng khắc họa hình ảnh người đàn ông trung niên trong tư thế ngồi xổm, hai tay chống cằm, khuôn mặt buồn, mắt nhìn xa xăm. Đây là bức tượng thể hiện nỗi buồn, tiếc thương của người sống đối với người đã chết, qua đó cầu mong cho người chết yên nghỉ ở thế giới bên kia. Hay bức tượng người phụ nữ trong tư thế hai tay ôm con vào lòng, với khuôn mặt hiền hòa, phúc hậu. Bức tượng cho thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của người mẹ dành cho con cái tất cả sự yêu thương vô bờ bến, chăm sóc con trong mọi hoàn cảnh từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Một số bức tượng miêu tả văn hóa đặc trưng của người M’nông, Ê đê như đánh cồng chiêng, uống rượu cần, đi săn bắn…

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào M’nông, Ê đê nói riêng, tạc tượng gỗ dân gian không chỉ là biểu hiện của tâm linh, tín ngưỡng về thế giới tự nhiên hoang sơ mà còn là sự phản ánh về một nghề thủ công độc đáo mang tính nghệ thuật điêu khắc dân gian. Theo quan niệm tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, khi một người từ bỏ trần gian để về với Yàng (thần linh), chết không có nghĩa là chấm hết mà họ tin rằng linh hồn người mới khuất đó vẫn quanh quẩn đâu đó cho đến khi tổ chức lễ bỏ mã. Vì vậy, người sống tái hiện các sự vật, hoạt động đời thường qua các bức tượng nhà mồ để chia sẻ, bầu bạn với người đã khuất ở thế giới bên kia.

Bài, ảnh: Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật chế tác tượng nhà mồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO