Xen canh cây trồng để giảm rủi ro trong sản xuất

Đức Hùng| 20/07/2020 10:19

Mùa mưa đến, khi những vườn cà phê bắt đầu cho quả non thì cũng là lúc nhiều nông dân ở huyện Đắk Mil vào vụ thu hoạch mít, xoài, bơ… Điều đáng nói, những cây ăn trái này lại được trồng xen canh ngay trong vườn cà phê.

ADQuảng cáo

Thêm nguồn thu từ trồng bơ xen cà phê 

Trong thời điểm giá cà phê xuống thấp, nhưng gia đình ông Nguyễn Quốc, thôn 6, xã Đắk R’la (Đắk Mil) vẫn có nguồn thu nhập khá ổn định từ việc trồng xen nhiều loại cây trồng vào rẫy cà phê.

Người dân xã Thuận An, huyện Đắk Mil giới thiệu mô hình trồng bơ xen canh

Bắt đầu từ năm 2013, ông Quốc tìm hiểu mô hình trồng xen canh và đưa cây bơ vào rẫy cà phê. Ông Quốc cho hay, bơ khá hợp với đất đai, khí hậu tại địa phương, nên phát triển tốt. Mỗi ha trồng xen có thể thu về khoảng 10 tấn trái và thu về trên 200 triệu đồng/vụ.

"Trung bình, một ha cà phê cho nhập từ khoảng 100-120 triệu đồng. Nếu trồng thêm bơ thì thu nhập được cải thiện thêm. Bây giờ tiền bán cà phê sẽ đủ bù các chi phí chăm sóc, còn tiền thu từ cây bơ xem như lãi ròng”, ông Quốc tâm sự.

Cũng trên địa bàn huyện Đắk Mil, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, thôn 9, xã Đắk Lao hiện đang có vụ mùa phấn khởi khi 45 cây bơ trong vườn cho trái đều. Có 3,5 ha cà phê đạt năng suất ổn định, nhưng với giá cả bấp bênh, buộc ông Hùng phải trồng xen bơ.

Theo ông Hùng, hiện nay, việc phát triển cùng lúc nhiều loại cây trong vườn sẽ giúp nông dân hạn chế được các rủi ro về giá cả. Mỗi cây trồng cho thu hoạch một thời điểm khác nhau, nên sức ép về giá bán cũng giảm bớt một phần. Chỉ tính riêng thu nhập từ 45 cây bơ trong vườn cũng bù chi phí hàng trăm triệu đồng đổ vào chăm sóc vườn cà phê.

ADQuảng cáo

“Nếu trồng mỗi cà phê thì theo kiểu "được ăn cả, ngã về không". Còn khi trồng xen canh, thua cây này còn có cây kia bù đắp một phần thiệt hại”, ông Hùng phân tích.

Không riêng ở huyện Đắk Mil, mô hình trồng xen canh còn phát triển rộng khắp các địa phương trong tỉnh. (Ảnh: Ông Nguyễn Mua, tổ 5, phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) có 45 cây sầu riêng trồng xen canh với 500 cây cà phê và 200 trụ tiêu cho thu nhập khá ổn định)

Chỉ là giải pháp "tránh" rủi ro  

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đắk Mil, toàn huyện có khoảng 31.000 ha cây công nghiệp lâu năm. Chiếm phần lớn trong số này là cà phê và hồ tiêu với hơn 28.000 ha. Trong tổng số diện tích đất trồng cà phê và hồ tiêu trên địa bàn huyện, hiện đã có hàng nghìn ha được nông dân trồng xen các loại cây ăn trái như: Mít, sầu riêng, bơ…

Ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đắk Mil cho biết: “Việc phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện những năm qua chủ yếu là xen canh. Ngành Nông nghiệp huyện đã định hướng cho người dân thực hiện các mô hình xen canh, đặc biệt xen cây sầu riêng, bơ, mít vào vườn cà phê, nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp”.

Cũng theo ông Điệp, ngành Nông nghiệp huyện cũng thường xuyên hướng dẫn nông dân thực hiện một cách thận trọng trong khai thác hiệu quả các tầng không gian để các loại cây trồng phát triển ổn định.

“Bên cạnh hướng dẫn về kỹ thuật, về lâu dài, ngành Nông nghiệp huyện, chính quyền các địa phương đã có nhiều giải pháp liên kết chuỗi sản xuất. Đó là nỗ lực gắn kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ các loại nông sản, nhằm giảm thiểu đến mức thấp những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp”, ông Điệp kỳ vọng.

Cần tính toán khi mở rộng diện tích trồng xen canh

Ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, trong bối cảnh giá cả nhiều loại nông sản biến động liên tục thì trồng xen canh là một giải pháp để tránh rủi ro. Tuy nhiên, xét về mặt công nghệ, khoa học kỹ thuật, trồng xen có mặt hạn chế vì mỗi loại cây áp dụng quy trình chăm sóc, canh tác mang tính đặc thù. Để sản xuất quy mô lớn, trồng xen không phải là định hướng phù hợp.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xen canh cây trồng để giảm rủi ro trong sản xuất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO