Một năm nông dân nỗ lực vượt khó

Thanh Nga| 31/12/2019 08:58

Năm 2019, nông dân lại một năm phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất nông nghiệp. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp.

ADQuảng cáo

Đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi; bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu; giá nông sản chủ lực xuống thấp trong khi giá cả vật tư ở mức cao… cộng với mưa lũ kéo dài, sạt lở đất, lốc xoáy, đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, tài sản của nông dân.

Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông thăm hỏi đời sống, động viên đồng bào ở xã Đắk Som (Đắk Glong)

Xác định là năm tiếp tục khó khăn, các cấp hội nông dân trong tỉnh luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, triển khai nhiều biện pháp tích cực giúp hội viên, nông dân tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất. Nông dân xác định tư tưởng, chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt để có đời sống ổn định. Nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề, mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống nâng lên.

Nông dân Đắk Song bị thiệt hại nặng do hồ tiêu bị dịch bệnh

Vì vậy, tổng diện tích gieo trồng cả năm ước đạt 327.119 ha, đạt gần 98% kế hoạch, tăng gần 2% so với năm 2018. Trong đó, diện tích cây ngắn ngày ước đạt trên 110.427 ha, diện tích cây công nghiệp dài ngày ước đạt 216.692 ha. Nhìn chung diện tích gieo trồng năm 2019 cơ bản bảo đảm so với kế hoạch đề ra. Các nhóm cây lương thực, cây thực phẩm được nông dân gieo trồng tương đối ổn định so với nhiều năm.

ADQuảng cáo

Đối với các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su… nông dân chỉ tập trung tái canh trên diện tích bị sâu bệnh, già cỗi, năng suất thấp và hướng đến phát triển bền vững, ổn định diện tích đi đôi với đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác và phòng trừ bệnh hại để nâng cao năng suất, chất lượng.

Mặc dù hồ tiêu giá xuống thấp nhưng nông dân huyện Tuy Đức vẫn chú trọng đầu tư phân bón, tăng cường phòng trừ sâu bệnh, kiên trì giữ vườn tiêu

Trong những tháng đầu năm 2019, tình hình chăn nuôi của nông dân gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, giá sản phẩm chăn nuôi không ổn định, tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên đàn lợn và diễn biến phức tạp. Trong năm, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 40 xã, phường, thị trấn của tất cả 8 huyện, thị xã, phải tiêu hủy trên 4.000 con.

Tuy nhiên, đàn lợn chỉ giảm 2,7% so với năm 2018, với tổng đàn 245.000 con, đạt 94% so với kế hoạch. Trước tình hình chăn nuôi lợn gặp khó, nông dân chuyển hướng sang tăng đàn các vật nuôi khác. Do vậy, các loại vật nuôi khác vẫn duy trì ở mức ổn định và gia tăng về số lượng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, toàn tỉnh có trên 39.200 con trâu, bò, tăng 1,4% so với năm 2018. Tổng đàn gia cầm 2.750.000 con, tăng trên 4%.

Có thể nói, với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, các cấp hội nông dân và của chính các hội viên, nông dân đã giúp bà con phần nào vượt qua khó khăn, góp phần ổn định đời sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương tiếp tục phát triển, tạo tiền đề bước vào năm mới với nhiều tín hiệu vui.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một năm nông dân nỗ lực vượt khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO