Không nên cấp phép thêm dự án Nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh

Phương Uyên| 31/08/2015 14:35

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 nhà máy dùng nguyên liệu sắn để chế biến gồm: Nhà máy tinh bột sắn Đắk Nông thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Tân Phú (đặt tại km 823, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song); Nhà máy thuộc Công ty TNHH tinh bột GÉNUN (đặt tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp) và Nhà máy Cồn Đại Việt (đặt tại KCN Tâm Thắng, huyện Chư Jút).

ADQuảng cáo

Cả 3 nhà máy có công suất gần 100.000 tấn/năm, tương đương gần 250.000 tấn sắn lát khô/năm. Chỉ tính riêng Nhà máy Tinh bột sắn Đắk Nông thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Tân Phú, nhu cầu nguyên liệu sắn tươi để sản xuất cần 280 đến 320 tấn/ngày, đêm.

Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đạt 60%. Để có thêm nguồn nguyên liệu đơn vị này phải thu mua sắn từ các tỉnh khác như: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên. Dù vậy nhưng Nhà máy chỉ sản xuất trong khoảng từ 8 đến 10 tháng trong năm, 4 tháng còn lại phải ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.

ADQuảng cáo

Trên địa bàn tỉnh hiện nay không còn mở rộng diện tích trồng sắn, thậm chí ngày càng thu hẹp vì nông dân chuyển nhiều diện tích sang trồng một số loại cây trồng có giá trị kinh tế hơn.

Chính vì vậy mà tỉnh không nên cấp phép thêm dự án nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn, nếu không sẽ dẫn đến các hệ quả: Các nhà máy chế biến tinh bột sắn sẽ lâm vào nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng; Phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, đồng thời có thể dẫn tới tình trạng phá rừng để trồng sắn.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Không nên cấp phép thêm dự án Nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO