Công nghiệp chế biến từng bước phát triển

30/11/2012 09:04

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ðắk R’lấp thì những năm qua, các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp đã đầu tư trang thiết bị để phát triển chế biến nông sản góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp...

Theo đánh giá củaPhòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ðắk R’lấp thì những năm qua, các doanh nghiệp và cơsở công nghiệp đã đầu tư trang thiết bị để phát triển chế biến nông sản gópphần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Vì vậy, hiện nay cácdoanh nghiệp, cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản sau thu hoạch trên địabàn huyện đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thị trường.

Theo đó, trên địa bànhuyện hiện có 5 doanh nghiệp đã xây dựng nhà xưởng, cơ sở chế biến cà phê. Cáccơ sở chế biến cà phê trên địa bàn không chỉ dừng lại ở khâu gia công mà đã chútrọng đến công đoạn đánh bóng phục vụ xuất khẩu, đồng thời tăng công suất hoạtđộng.

Trong đó, Doanh nghiệptư nhân Toàn Hằng ở xã Nhân Cơ và Công ty TNHH XNK Việt Quang ở xã Quảng Tín đãđầu tư dây truyền đánh bóng cà phê phục vụ xuất khẩu, với tổng sản lượng 2.000tấn/năm.

Còn lại các đơn vị nhưCông ty TTNHH Nhân Tài ở Nghĩa Thắng, Hợp tác xã An Tiếp ở Ðắk Sin, Công tyTNHH Hiệp Loan ở Nhân Cơ cũng đều có sản lượng cà phê đánh bóng xuất khẩu đạt1.000 tấn/năm/cơ sở.

Các cơ sở chế biến vàtiêu thụ điều như Công ty TNHH Hồng Ðức ở Kiến Thành, Doanh nghiệp tư nhân NgọcHạnh ở Nghĩa Thắng, Công ty TNHH Trung Danh ở Ðắk Ru đều đảm bảo các khâu từbóc vỏ đến sấy sản phẩm với sản lượng từ 1.000 – 3.000 tấn/năm/cơ sở.

Chế biến tinh bột sắncó Công ty TNHH tinh bột sắn Ðắk Nông ở Nhân Cơ với sản lượng 20.000 tấn/năm.Chế biến tiêu sọ có Công ty TNHH Nhân Tài, Hợp tác xã An Tiếp với sản lượng1.000 tấn/năm/cơ sở. Ðối với cây cao su, hiện địa phương có cơ sở chế biến mủcao su của bà Phạm Thị Liền và ông Nguyễn Văn Hến đều ở xã Nghĩa Thắng đạt tổngsản lượng 10.000 tấn mủ nước/năm.

Theo thống kê của UBNDhuyện Ðắk R’lấp thì toàn huyện hiện có 16.178 ha cà phê, trong đó có tới 15.830ha đang thời kỳ kinh doanh, với tổng sản lượng đạt trên 34.340 tấn/năm. Huyệncũng có gần 3.000 ha tiêu, trong đó trên 2.800 ha đã cho kinh doanh, sản lượngđạt trên 5.800 tấn/năm. Ðịa phương hiện đang có khoảng 8.500 ha, trong đó gần3.200 ha kinh doanh, sản lượng đạt gần 5.300 tấn mủ tươi/năm.

Hàng năm, nông dân địaphương trồng khoảng 450 ha mì, đạt sản lượng trên 7.800 tấn. Ngoài ra, nông dâncòn trồng những loại cây trồng khác có giá trị như ca cao, chanh dây, mắcca…Ðây là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến có nguồnnguyên liệu dồi dào để hoạt động.

Sự kết hợp giữa pháttriển sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến đã mang lại lợi nhuậncho các doanh nghiệp, chủ các cơ sở và nông dân trên địa bàn. Công nghiệp chếbiến phát triển đã góp phần giảm tổn thất năng suất, chất lượng của nông sảncủa địa phương sau thu hoạch, giá cả ổn định, giải quyết việc làm cho nhiều laođộng.

Tuy vậy, doanh nghiệptrong lĩnh vực công nghiệp chế biến vẫn cần phải tiếp tục chú trọng đầu tư máymóc, trang thiết bị hiện đại vừa phải đa dạng các mặt hàng, nâng cao chất lượngsản phẩm nông sản sau chế biến nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thanh Nga

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công nghiệp chế biến từng bước phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO