Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - tri ân tiền nhân đã hy sinh vì Tổ quốc

Nguyễn Hồng (t.h)| 04/09/2020 07:19

Kể từ khi trấn nhậm phương Nam, các triều đại phong kiến nhà Nguyễn cách đây hơn 400 năm đã nhắm đến Hoàng Sa như một điểm tựa trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

ADQuảng cáo

Những gì thu lượm được qua các cuộc thám hiểm của ngư dân vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi ra “dải cát vàng” này đã giúp cho các vị vua sớm nhận ra giá trị kinh tế lẫn chiến lược quân sự ở quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy, vừa mở mang bờ cõi về phương Nam, cha ông ta cũng vừa cho người ra Hoàng Sa, Trường Sa dựng bia, cắm mốc chủ quyền.

Theo sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn: "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như gươm, tiền bạc, vòng bạc... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp".

Đội Hoàng Sa chính thức được thành lập từ năm nào chưa rõ, sử liệu cũ chỉ ghi “hồi đầu bản triều”, “hồi đầu dựng nước” và chấm dứt hoạt động vào những năm thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đội Hoàng Sa sau này được củng cố thành Thủy quân Hoàng Sa (kiêm quản “đội Bắc Hải”, có nhiệm vụ khai thác vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa).

ADQuảng cáo

Trong suốt 3 thế kỷ hoạt động đã có hàng vạn người lính thủy quân Hoàng Sa vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do tính chất nguy hiểm của những chuyến đi biển, không phải người lính nào cũng có may mắn trở về đất liền an toàn. Theo ghi chép trong gia phả của các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, có rất nhiều người lính ra đi không trở về. Hình ảnh những khu mộ chiêu hồn không xác người (mộ gió) của các tộc họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn... trên đảo Lý Sơn là một minh chứng bi hùng.

Để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh khi làm nhiệm vụ và ý nguyện cầu bình an cho những lính mới, hằng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, người dân đảo Lý Sơn lại tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. “Khao lề” là lệ khao định kỳ hằng năm, còn “thế lính” là nghi lễ cúng thế mạng cho nhữ Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được bảo tồn đến ngày nay ng người lính thủy quân Hoàng Sa. Ngày nay, cứ vào ngày 15-16 tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân trên đảo Lý Sơn lại tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, cầu cho những linh hồn được siêu thoát, nhằm tri ân những anh hùng đã vì Tổ quốc hy sinh trên vùng biển đảo.

Trong buổi tế người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được bảo tồn đến ngày nay như một nét đẹp văn hóa nhằm tri ân những hùng binh đã cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đồng thời giáo dục cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - tri ân tiền nhân đã hy sinh vì Tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO