Dịch thuật hơn 100 tên sản phẩm, hiện vật của đồng bào dân tộc
Cập nhật: 17/09/2020 | 08:01


Thời gian qua, thành phố Gia Nghĩa đã phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông tiến hành dịch thuật tên các sản phẩm, hiện vật của đồng bào Mạ và M’nông.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo ông Lê Hà Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Gia Nghĩa, những năm qua, thành phố đã huy động các già làng, nghệ nhân, người uy tín, người biết viết và biết đọc tiếng dân tộc Mạ và M’nông để dịch thuật tên các sản phẩm, hiện vật của đồng bào dân tộc.
Đến nay, đã hơn 100 tên sản phẩm, hiện vật được dịch thuật từ tiếng phổ thông sang tiếng bản địa và ngược lại. Tên các sản phẩm, hiện vật còn được dịch sang tiếng Anh để phục vụ khách du lịch là người nước ngoài.
Việc dịch thuật tên các hiện vật, sản phẩm của dân tộc Mạ, M’nông đã góp phần quảng bá, phát triển du lịch. Nhờ đó số lượng khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu các sản phẩm, hiện vật của đồng bào ngày càng nhiều.
Thanh Nga
- Cây Blang - biểu trưng của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
- Truyện tranh về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
- Đưa ngành du lịch địa chất vào tuyển sinh, đào tạo
- Gia Nghĩa với tiềm năng, lợi thế du lịch vùng Công viên địa chất 1
- Yêu cầu về khoanh vùng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản
- Nâng cao giáo dục về di sản địa chất cho học sinh
- Thông điệp của Ban điều hành Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
- Nét hấp dẫn, độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
- Đầu tư cơ sở vật chất tại 5 điểm di sản nổi bật để phục vụ du lịch
- Nhà triển lãm âm thanh đón 1.084 lượt khách