16 lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Gia Bình| 05/07/2021 08:56

Công viên địa chất được manh nha phát triển từ cuối thế kỷ 20 và những CVĐC đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 2000 ở châu Âu. Năm 2004, UNESCO bảo trợ cho việc phát triển mạng lưới và tính đến tháng 7/2020, toàn thế giới có 161 công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) của 44 quốc gia.

ADQuảng cáo

CVĐCTC cùng với danh hiệu "Di sản thế giới" và "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" là 3 danh hiệu cao quý của UNESCO và cũng là mô hình bảo tồn văn hóa, thiên nhiên được UNESCO chính thức công nhận, bảo trợ và cổ súy phát triển.

Tuy nhiên, CVĐCTC còn có thêm những khu vực cần triển khai hoạt động phát triển kinh tế-xã hội bền vững, thân thiện với môi trường mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực cần bảo tồn. Đối tượng hưởng lợi của CVĐC là cộng đồng dân cư địa phương thông qua các hoạt động du lịch. Do đó, để phù hợp với các mục tiêu thiên niên kỷ của Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, Mạng lưới CVĐCTC UNESCO đề ra 16 lĩnh vực hoạt động trọng tâm và yêu cầu các CVĐCTC UNESCO thành viên triển khai thực hiện.

ADQuảng cáo

Cụ thể: Bảo tồn di sản địa chất; Bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Bảo tồn và tôn vinh tri thức bản địa; Thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; Giảm nhẹ thiên tai và tai biến địa chất; Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Giáo dục nhằm phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương; Nghiên cứu khoa học Trái đất và các chuyên ngành liên quan; Phát triển du lịch có trách nhiệm; Tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương; Phát triển bền vững thông qua hình thức phát triển du lịch; Tôn trọng nữ quyền; Hội nhập và hợp tác quốc tế; Nâng cao năng lực cho các thành phần tham gia phát triển công viên địa chất; Quan trắc, đánh giá và tái thẩm định theo định kỳ 4 năm một lần.

Theo Ban Quản lý CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, CVĐC là một mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương, khuyến khích những hoạt động thân thiện với môi trường, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của các loại hình di sản thông qua hoạt động du lịch có sự đánh giá theo bộ tiêu chí của UNESCO.

Do đó, thời gian tới, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 16 lĩnh vực ưu tiên của Mạng lưới CVĐCTC UNESCO, nhất là cải thiện hình ảnh, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực quản lý và tăng cường hợp tác trong nước và hội nhập quốc tế.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
16 lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO