Thực hiện Quyết định số 221 của Ban Bí thư: Đắk Nông có nhiều cách làm mới, sáng tạo

Hoàng Hoài| 11/06/2019 09:18

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đã đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Đắk Nông đạt được trong 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW, ngày 27/4/2009 của Ban Bí thư (khóa X) về “Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân”. Đặc biệt, công tác điều tra dư luận xã hội, đấu tranh phản bác trên không gian mạng đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo.

ADQuảng cáo

Quan tâm điều tra dư luận xã hội

Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội, giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, nắm bắt tình hình dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua đó, 18 cuộc điều tra xã hội học chuyên đề được tiến hành, tập trung vào những vấn đề nóng, bức xúc, thu hút dư luận quan tâm như: Xây dựng nông thôn mới; thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đánh giá thành tựu kinh tế, xã hội sau 10 năm thành lập tỉnh (2004-2014); thực trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở Đắk Nông...

Riêng từ năm 2016 đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức 3 cuộc điều tra xã hội học về tình hình thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2017, 2018; sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công giáo dục tiểu học và dịch vụ công về đất đai.

Facebook "Đắk Nông ngày mới" thường xuyên đăng tải các thông tin chính thống được dư luận quan tâm

Sau điều tra, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở được kịp thời báo cáo, kiến nghị, đề xuất tỉnh chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan khẩn trương giải quyết những nhu cầu chính đáng của người dân. Cụ thể, sau khi có báo cáo kết quả điều tra xã hội học về dư luận người dân đánh giá tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Đắk Nông hàng năm (công bố vào tháng 12), UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo người đứng đầu các ngành, lĩnh vực mà người dân có ý kiến phản ánh về mức độ hài lòng thấp, có biểu hiện nhũng nhiễu phải có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Hay từ kết quả điều tra xã hội học về “Mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở Đắk Nông” thực hiện vào năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án 05 ngày 5/7/2018 về “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng bộ tỉnh Đắk Nông”. Đồng thời, Tỉnh ủy yêu cầu 12 sở, ngành có dư luận, cán bộ, người dân phản ánh nhiều về biểu hiện “suy thoái” thì phải xác định các biểu hiện “suy thoái” và giải pháp phòng, chống trong đảng bộ của đơn vị.

ADQuảng cáo

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã đã chủ động tham mưu triển khai công tác nắm bắt điều tra dư luận xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân. Các địa phương cũng triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án “Nâng cao năng lực điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội, giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020”. Đến nay, 100% các huyện, thị xã đều thành lập đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội với 827 người do phó trưởng ban tuyên giáo phụ trách kiêm tổ trưởng.

Ban tuyên giáo thường xuyên phối hợp với UBND cùng cấp trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện các vấn đề bức xúc của người dân trên địa bàn, để thống nhất định hướng, chỉ đạo tuyên truyền. Việc thường xuyên nắm bắt dư luận, những vấn đề nóng, nổi cộm ở cơ sở đã tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân, góp phần triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn được hiệu quả.

Với khoảng 5.000 thành viên, "Tin nhanh Đắk Nông" thường xuyên cung cấp, định hướng thông tin về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương

Đấu tranh phản bác trên không gian mạng

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với các thành viên như Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, người dân trong quá trình thụ lý, tiếp nhận, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến các dự án giao đất, giao rừng cho doanh nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng… Từ đó, Ban đã kịp thời tham mưu Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi, phát hiện, xử lý những biểu hiện lợi dụng vấn đề khiếu kiện để kích động, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đặc biệt, công tác đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái trên không gian mạng ngày càng được chú trọng.  

Từ năm 2018 đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng tổ, nhóm tuyên truyền, đấu tranh, phản bác cũng như tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ đấu tranh phản bác trên không gian mạng tại Đắk Song, Gia Nghĩa, Đắk Glong, Công an tỉnh. Các trang, nhóm facebook đấu tranh trên mạng được xây dựng thu hút nhiều thành viên tham gia. Trong đó, “Đắk Nông ngày mới” có khoảng 8.100 thành viên, “Tin nhanh Đắk Nông” có khoảng 5.000 thành viên. Các trang này thường xuyên cung cấp, định hướng thông tin về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương để định hướng tuyên truyền, phản bác thông tin, quan điểm sai trái trên mạng xã hội, tạo sự đồng thuận trong dư luận.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Quyết định số 221 của Ban Bí thư: Đắk Nông có nhiều cách làm mới, sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO