Tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI

Nguyễn Mạnh Hùng| 01/02/2023 15:18

Trong 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các mục tiêu phát triển đất nước qua các giai đoạn, hướng tới xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

ADQuảng cáo

Mục tiêu phát triển của Việt Nam được xác định dựa trên nguyên tắc: bảo đảm tính khoa học, khả thi và thực tiễn; kế thừa và bổ sung phù hợp với những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước và những chuẩn mực phát triển chung của thế giới.

Đại hội XIII của Đảng xác định đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Có thể thấy, trong cách diễn đạt mục tiêu này thì công nghiệp và thu nhập là hai thành tố thể hiện sự thay đổi quan trọng.

Việc xác định mục tiêu có công nghiệp theo hướng hiện đại cho thấy sự kế thừa mục tiêu đã được xác định từ các đại hội Đảng nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, lần này chúng ta giới hạn phạm vi là có công nghiệp hiện đại. Cách tiếp cận này không phản ánh đầy đủ trình độ phát triển của một quốc gia, song thể hiện được định hướng phát triển hết sức quan trọng của Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu thích ứng với trình độ công nghệ - kỹ thuật mới, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho 100 triệu người dân, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; đồng thời thể hiện một sự chuyển dịch tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Mục tiêu tới năm 2025 có công nghiệp theo hướng hiện đại được xác định và thực hiện trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số chủ trương, định hướng lớn về vấn đề này.

ADQuảng cáo

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đề ra chủ trương, chính sách về chuyển đổi số quốc gia, phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao v.v.. là những yếu tố để phát triển công nghiệp hiện đại. Nghị quyết số 52 -NQ/TW xác định đến 2030, kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm; hoàn thành xây dựng Chính phủ số; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 cũng đã xác định tầm nhìn đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Đặc biệt, Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, thể hiện rất rõ nỗ lực và quyết tâm phấn đấu đến năm 2030 nước ta có công nghiệp hiện đại.

Chúng ta có niềm tin vào việc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu và chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đề ra cho từng chặng đường phát triển của đất nước. Tuy vậy, chúng ta cũng thẳng thắn chỉ ra rằng đây là thách thức rất lớn vì chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi rất nhanh và nhiều bất định, trong khi quy mô nền kinh tế nước ta càng lớn, ở trình độ phát triển càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng chậm lại.

Những kết quả đạt được trong chặng đường 2021-2025 là nền tảng quan trọng cho bước phát triển tiếp theo của đất nước. Đến năm 2045, Kỷ niệm 100 năm thành lập nước, 70 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và sau gần 60 năm tiến hành toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chúng ta phải có trách nhiệm đưa đất nước ta đứng vào hàng ngũ các nước phát triển.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO