Những người đầu tiên đến Đắk Nông tìm bô xít

05/03/2010 15:25

Mùa xuân năm 1980, Đội địa chất 100 được thành lập, có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò bô xít trên địa bàn huyện Đắk Nông (Đắk Lắk cũ). Đã ba mươi năm trôi qua, nhưng với những công nhân và cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ thì những kỉ niệm, sự kiện vẫn còn như in trong trí nhớ của họ...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Mùa xuân năm 1980, Đội địa chất 100được thành lập, có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò bô xít trên địa bàn huyện ĐắkNông (Đắk Lắk cũ). Đã ba mươi năm trôi qua, nhưng với những công nhân và cán bộtrực tiếp làm nhiệm vụ thì những kỉ niệm, sự kiện vẫn còn như in trong trí nhớcủa họ.

Theo ông Trần HồngPhong, một trong số những cán bộ khung của Đội địa chất 100 hiện đã nghỉ hưu ởphường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) thì cuối năm 1979, Đoàn địa chất 606 đóng ở TP. HồChí Minh đã điều động gần 50 cán bộ, kĩ sư và công nhân đến Đắk Nông để làmnhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò bô xít. Ban đầu, Đội chỉ có cán bộ khung và một sốkĩ sư, công nhân, nhưng sau này do khối lượng công việc tăng lên nên lực lượngcó lúc đến gần 200 người. Thời gian ấy còn có các đoàn chuyên gia của Liên Xô,Hunggari, Tiệp Khắc, Bungari sang hỗ trợ Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam trong việc tìm kiếm, thăm dò bôxít tại Tây Nguyên. Phần lớn các điểm có bô xít trên địa bàn của tỉnh như huyệnĐắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong và Gia Nghĩa đã được Đội tìm kiếm vàthăm dò. Ở Tây Nguyên, bô xít được hình thành chủ yếu từ đất đá mẹ bazan vàquặng thường nằm ở độ cao từ 650-750m so với mực nước biển. Bô xít nằm chủ yếuở chóp các đỉnh đồi núi trọc có hình bát úp, nên việc xác định các điểm rất dễdàng. Vấn đề là Đội cần thăm dò để nắm rõ trữ lượng và hàm lượng bô xít cụ thể,phục vụ cho kế hoạch khai khoáng về sau. Ông Phong tâm sự: “Khó nhất với chúngtôi lúc đó là giao thông và vận chuyển hàng hóa, vật liệu, dụng cụ phục vụ choviệc thi công công trình. Lúc đó, cả Đội chỉ có vài chiếc xe ôtô, đường đi chủyếu dựa vào lối mòn khai thác gỗ của đơn vị lâm nghiệp nên mất rất nhiều thờigian. Bên cạnh đó, bom mìn còn sót lại khá nhiều, bọn Fulrô còn ẩn nấp trongrừng sâu, nên trong quá trình tiến hành thăm dò, tìm kiếm và đi lại phải rấtcẩn thận và phải trang bị vũ khí tự vệ. Mỏ 1-5 ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đượctiến hành thăm dò, tìm kiếm tỉ mỉ, kĩ lưỡng và sớm nhất. Mỏ thứ 2 được tiếnhành thăm dò, khảo sát nay thuộc xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) - nơi vừa khởi công xâydựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Các điểm này được hoàn thành trong những năm1985-1987".

Còn theo ông Lê XuânTỵ, cán bộ kĩ thuật có mặt từ khi thành lập Đội đến khi giải tán, hiện ở phườngNghĩa Đức thì hồi đó, Đội làm việc ở đâu là chặt gỗ, nứa dựng lán và tăng giasản xuất ở đó để giảm bớt những khó khăn. Trong 2 năm đầu, Đội đã chia vùng,lập phương án chi tiết và từ năm 1982 trở đi thăm dò sơ bộ. Mỏ Quảng Sơn còn cótên gọi khác là mỏ 1-5 vì nhân kỉ niệm Quốc tế lao động, Đội đã quyết định đặttên này và tiến hành thăm dò, khảo sát rất kĩ lưỡng. Vào thời điểm đó, trên địabàn xã Quảng Sơn, công nhân đã thi công hàng ngàn công trình (mỗi giếng là mộtcông trình). Vì là thăm dò nên cứ cách 50m lại thi công một công trình, trongđó có hàng trăm giếng rộng từ 1-1,2m, độ sâu trung bình 7,5m, có giếng sâu 15m.Chất lượng quặng bô xít ở mỏ 1-5 rất tốt, có những trảng bô xít dài đến vài câysố. Theo kết quả đánh giá thì tại thời điểm thăm dò, tìm kiếm lúc đó, mỏ 1-5 cóhàm lượng ôxít nhôm cao, từ 35-47%,  đạt yêu cầu khai thác công nghiệp.Ngày ấy chưa có máy móc hỗ trợ như bây giờ nên hầu hết các công việc, Đội đềulàm bằng phương pháp thủ công. Dụng cụ chủ yếu là cuốc, xẻng, mìn và dựa vàosức người, nhưng anh em không hề nản lòng. Sau khi tuyển rửa, quặng được gửi vềViện hóa nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để kiểm tra. Do điều kiện lúc đó còn thiếu thốn về phương tiện hiện đạinên đòi hỏi cán bộ kĩ thuật phải đi cụ thể, đến tận nơi, tổng hợp, thống kêtrung thực, chính xác. Ông Tỵ bồi hồi nói: “Niềm mơ ước của chúng tôi về mộtngày sẽ có nhà máy luyện alumin được xây dựng để khai thác nguồn tài nguyênbôxít phục vụ cho đất nước phát triển đã thành hiện thực. Đây là niềm vui nhấttrong cuộc đời làm nghề địa chất không chỉ của riêng tôi mà của rất nhiều đồngnghiệp!”.

Năm 1991,Đội địa chất 100 hoàn thành nhiệm vụ, một số người đã chuyển sang làm công táckhác hoặc nghỉ hưu. Bây giờ, trong số những người đầu tiên đi tìm bô xít ấynhiều người đã ở lại quê hương Đắk Nông để an cư, lạc nghiệp. Ông Tỵ bây giờ đãnghỉ hưu và thỉnh thoảng kể chuyện mình đi khai khoáng cho con cháu nghe. Nhiềutài liệu, số liệu về những chuyến công tác được ông ghi chép cẩn thận và cấtgiữ xem như là một tài sản quí giá của đời người. Ông Tỵ tâm sự: “Người cán bộkĩ thuật địa chất phải làm rất nhiều việc. Nhiều người nghĩ nghề này khô khan,cực khổ, nhưng những người trong nghề lại xem những gian nan ấy là “lò luyệnthép luyện thêm tình người”. Đời sống của anh em lúc đó tuy khó khăn, nhưngtinh thần rất vững vàng. Có lẽ thấu hiểu và cảm phục công việc ấy, có nhà thơđã ca ngợi về người làm nghề địa chất: Anh đi dệt cánh hoa tươi. Nền côngnghiệp hóa sáng ngời tên anh!.

ThanhNga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người đầu tiên đến Đắk Nông tìm bô xít
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO