Khai khoáng bô xít là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông

13/05/2009 15:14

Với trữ lượng 3,4 tỷ tấn quặng bô xít nguyên khai, ước tính 1,4 tỷ tấn quặng tinh; chiếm gần 60% tổng trữ lượng quặng bô xít nguyên khai và gần 70% tổng lượng quặng tinh; Đắk Nông là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít...

ADQuảng cáo

Với trữlượng 3,4 tỷ tấn quặng bô xít nguyên khai, ước tính 1,4 tỷ tấn quặng tinh;chiếm gần 60% tổng trữ lượng quặng bô xít nguyên khai và gần 70% tổng lượngquặng tinh; Đắk Nông là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển ngành côngnghiệp khai thác bô xít, tuyển chọn alumin, luyện nhôm. Bám sát và triển khaithực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; để đạt mục tiêu “Phấnđấu sau năm 2015 đưa kinh tế của tỉnh Đắk Nông vượt mức bình quân chung của cảnước, với cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp; có nền văn hóa đadạng, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”; Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ I (năm2005) đã xác định “Tập trung phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng bô xít,luyện alumin, công nghiệp thủy điện tạo sự bứt phá cho tăng trưởng cao vàchuyển dịch nhanh kinh tế”. Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất của địa phương vàcác Bộ, ngành Trung ương, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020. Theo đó, địnhhướng phát triển ngành công nghiệp của Đắk Nông là: “Triển khai thực hiện cácdự án đầu tư khai thác bô xít, luyện alumin, tạo ra bước đột phá trong pháttriển công nghiệp, kinh tế, xã hội của tỉnh”; “công nghiệp khai thác bô xít vàluyện alumin” được coi là trọng điểm phát triển và ưu tiên đầu tư. Từ chủtrương và luận cứ nói trên, tại kỳ họp thứ 4 (năm 2006), Hội đồng nhân dân tỉnhkhóa I đã thông qua Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Nôngđến năm 2020, xác định quan điểm liên quan đến việc khai thác bô xít và luyệnalumin trên địa bàn tỉnh như sau: “… tận dụng mọi cơ hội để khai thác có hiệuquả các lợi thế lớn nhất của tỉnh mà lâu nay vẫn còn ở dạng tiềm năng như bôxít, thủy điện và du lịch; khai thác bô xít để làm điểm tựa cho sự phát triểnnhanh và bền vững kinh tế xã hội”.


San ủi mặt bằng xây dựng nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk R'lấp)

. Ảnh:Ngọc Tâm

ADQuảng cáo

Xác địnhkhai thác bô xít, luyện alumin là ngành công nghiệp mới, có tác động lớn đếnnhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của địa phương, của cả đất nước, nên quanđiểm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã được xác định là: Một là kinhtế-xã hội – môi trường là ba trụ cột của sự phát triển bền vững. Phát triển bềnvững kinh tế-xã hội trên cơ sở thế mạnh về tài nguyên, thiên nhiên: Không phảivì vấn đề bảo vệ môi trường mà không làm gì cả, nhưng cũng không vì mục đíchphát triển kinh tế mà xem nhẹ việc bảo vệ môi trường. Hai là khai thác và chếbiến bô xít nhằm phát huy lợi thế tiềm năng tài nguyên khoáng sản để phát triểnkinh tế- xã hội, chuyển dịch được cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thunhập cho người dân và ngân sách. Ba là phải đảm bảo thống nhất các vấn đề môi trườngvà chiến lược trong khai thác và chế biến quặng bôxít theo hướng phát triển bềnvững và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Từ quanđiểm chung đó, một số nội dung cụ thể cũng được xác định là: Về sử dụng đất,thống nhất phương án khai thác quặng theo phương pháp lộ thiên, “cuốn chiếu”hết khoảnh này đến khoảnh khác, khai thác đến đâu, hoàn thổ đến đấy. Tập đoànCông nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam có thể thuê đất của dân để khai thác trong1 – 2 năm và sau đó hoàn thổ, giao lại cho chủ cũ hoặc địa phương quản lý sửdụng tùy thuộc vào thỏa  thuận và theo qui định của Luật Đất đai hiệnhành. Khu vực khai thác không mất đất canh tác vĩnh viễn, đất đai hoang hóahoặc cằn cỗi, năng suất thấp, hiệu quả thấp sẽ được cải tạo để trồng lại câycông nghiệp hoặc trồng rừng, có khả năng phủ xanh khu vực đã khai thác bô xíttrong vòng 2-3 năm. Đảm bảo độ che phủ rừng. Về nguy cơ ảnh hưởng của bùn đỏ,cần có quy trình để giám sát chặt chẽ các vấn đề về bảo vệ môi trường liên quantrong quá trình triển khai các dự án khai thác và chế biến quặng bô xít tại ĐắkNông và Tây Nguyên theo các Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự ánđược cấp thẩm quyền phê duyệt. Về các vấn đề xã hội, yêu cầu chủ đầu tư, trongquá trình triển khai dự án phải chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trongvùng dự án, đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, giúp người dân địaphương ổn định và phát triển, cùng địa phương bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìnvăn hóa truyền thống.

Như vậy,việc phát triển công nghiệp khai khoáng bô xít đã được Đảng bộ và chính quyềntỉnh xác định là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sẽ được pháttriển theo hướng bền vững là phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội vàbảo vệ môi trường.

ThịnhGiang

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai khoáng bô xít là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO