Bauxit...…và những điều khác

06/11/2009 15:23

Chuyến đi “bauxit” của chúng tôi diễn ra trong những ngày siêu bão Ketsana hoành hành dữ dội khắp vùng Tây Nguyên, Trung bộ. Bão là sự trở chứng của thời tiết, tàn phá mọi thứ dám cản đường nó...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Chuyến đi “bauxit” của chúng tôi diễnra trong những ngày siêu bão Ketsana hoành hành dữ dội khắp vùng Tây Nguyên,Trung bộ. Bão là sự trở chứng của thời tiết, tàn phá mọi thứ dám cản đường nó.Nhưng trong tâm trí chúng tôi dường như còn có cơn bão khác “hiểm” hơn, cơn bãocủa những luồng thông tin và nhận thức trái chiều, xoay quanh một chủ trươngtưởng như rất bình thường của cuộc sống.

5 giờ sáng ngày 28-9,các thành viên lục tục có mặt để ra xe lên Nội Bài. Chuyến bay xuất phát đúnggiờ, nhưng từ phía chân trời, những khoảng thẫm mịt mù lại đang mỗi lúc mộtthêm xậm xịt. Thỉnh thoảng chiếc Boing 777 lại hẫng đi như rơi vào một hố đenhuyền bí nào đó, khiến hành khách vài người có chút hoảng hốt. Nhà bay thôngbáo về thời tiết xấu, động viên “các thượng đế” bình tĩnh, thắt chặt đai antoàn. Nhưng những cú xóc cứ mỗi lúc một mau, một dữ.

Về đến Tân Sơn Nhất,chúng tôi rùng mình khi thấy cây cỏ đổ rạp. Gió khá to, quất đùng đùng trênmáng thiếc, mái tôn. Nhà ga thông báo do ảnh hưởng của cơn bão số 9, các chuyếnbay trong nước đã tạm ngừng hoạt động. Hú vía, chúng tôi đã là những người cuốicùng vượt trước dông bão.

Chuyến xe PajeroMitsubishi việt dã hai cầu trờ tới. Cả đoàn thống nhất không rẽ vào Thành phố,mà đi ngay Tây Nguyên, đề phòng sự bất trắc của thời tiết.

Mãi đến gần 5 giờchiều, “con chiến mã” mới vào được khu văn phòng Ban Quản lý. Mấy dãy nhà lợptôn sóng Ausnam đứng chơ vơ giữa khu đồi trống trải. Lác đác mấy bóng người ngảnghiêng đi trong chạng vạng.

Cốc cà phê nóng cô vănthư mang đến chưa kịp làm ấm người đã thấy Giám đốc Dự án Phan Bội Lợi xuấthiện trước cửa. Anh người nhỏ nhắn, nhưng săn chắc, nhanh nhẹn, với ánh nhìnthân thiện.

Có vẻ như không muốnđể khách phải đợi lâu, Giám đốc Lợi thành thật:

- Các anh đi đường xa,chắc mệt. Nhưng nếu cố gắng được, chúng ta nên tranh thủ vào việc, để mai tôilại bận làm việc với huyện.

Còn “cố” với “gắng” gìnữa, chính chúng tôi cũng đang muốn giục anh, để sớm giải tỏa những gì đang sôiréo trong lòng. Những tấm bản đồ, những cặp tài liệu, những hồ sơ bản vẽ đủloại lập tức giăng kín văn phòng.

Giám đốc Lợi đã giớithiệu tổng hợp Dự án Nhôm – Bauxit Lâm Đồng với chúng tôi một cách tỉ mỉ. Vàcùng với những người sẽ tiếp quản cơ ngơi sau này là Giám đốc Công ty BauxitLâm Đồng (sau đây gọi tắt là Tân Rai) Lê Việt Quang, Phó Giám đốc Công ty Cổphần Alumine Nhân Cơ (gọi tắt là Nhân Cơ) Nguyễn Phú Dương, Trưởng đoàn Tư vấnđầu tư và Giám sát NARIME Nguyễn Hải Hà, những cán bộ công nhân làm bauxit,nhiều cán bộ và người dân địa phương… những ngày hôm sau, các anh đã dần dần mởra cho chúng tôi một cái nhìn toàn cảnh, nhưng cũng khá chi tiết, về một chiếnlược gây rất nhiều tranh cãi thời gian qua.

Nhìn tổng thể, Tân Rai(cũng giống như Nhân Cơ bên Đắk Nông) là một tổ hợp khai thác và tinh luyện bauxit.Công suất của Tân Rai là 4,3 triệu tấn quặng/năm, sơ tuyển lấy 1,6 triệu tấnquặng tinh, chuyển băng tải về nhà máy thủy luyện, cuối cùng được 650.000 tấnalumin/năm. Tổng vốn đầu tư toàn cụm Tân Rai là 11.300 tỷ đồng (tức khoảng 600triệu USD). Tổng diện tích sử dụng trong 30 năm là 26 km2 (trong 5 năm đầuchỉ 16 km2).

Về công nghệ khaithác, đây là mỏ lộ thiên. Lớp đất mặt 0,9 mét được gạt đi, các vỉa quặng lộ ra(sâu đến 4 mét) chỉ việc bốc lên xe chở đến bãi sơ tuyển. Sau đó, những hốtrống đã khai thác lập tức được hoàn thổ. Làm từ các vị trí (bloc) thấp, lêncao dần. Nhu cầu khai thác đến đâu, đền bù giải tỏa đến đấy. Cuối cùng là trồngcây lên trên, mà là cây do bên môi sinh nghiên cứu hẳn hoi, để đảm bảo hệ sinhthái.

Về công nghệ tuyểntinh, có hai giai đoạn. Dùng công nghệ Bayer. Công nghệ này hiện chiếm 26 trên27 dây chuyền của thế giới. Nghĩa là gần như phổ cập tuyệt đối.

Về tác động môitrường, đầu tiên phải tính đến sự tiêu tốn nước. Nước cần cho khâu rửa quặnggiai đoạn tuyển thô, cho khâu xút hóa giai đoạn phản ứng tuyển tinh, nên rấttốn. Tuy nhiên, những số liệu chúng tôi thu nhận được lại nói lên điều ngượclại: Các dự án bauxit ở Tây Nguyên đang góp phần giữ nước cho vùng đất khô khátnày.  Theo đó, mỗi năm một nhà máy như Tân Rai, Nhân Cơ tiêu tốn khoảng 15triệu m3 nước, chủ yếu cho việc rửa quặng thô, chưa lẫn xút. Để có lượng nướcnày, người ta đã phải đắp đập ngăn hai con suối Đắk Cra và Đắk Nôc, thành hồnước nhân tạo dung tích 18-20 triệu m3, với diện tích mặt hồ chỉ khoảng 2,5km2 (trong tổng số 38.600 km2 lưu vực của sông Đồng Nai). Nếu khôngcó hồ, bình thường vùng Tân Rai khô khát, các dòng suối đều cạn trơ lòng. Mùamưa đến, lượng nước mưa quý báu này sẽ trôi tuột xuống hạ lưu, gây úng ngập lũlụt. Vậy là nhờ đắp hồ, đồng bào quanh vùng mỗi năm có thêm 3-5 triệum3 nước để sản xuất và sinh hoạt, còn chế độ trị thủy con sông Đồng Naicũng thuận lợi hơn. Thực chất, lượng nước thực sự mất cho việc khai thácbauxit, chỉ là do bay hơi trong quá trình tuần hoàn, không đáng kể.

Một đề tài gây tranhcãi thuộc loại nhất, đó là bùn đỏ. Ai cũng biết, bùn đỏ không phải là chất độchại. Nó cũng giống như nước xà phòng khi ta giặt chăn màn quần áo hàng ngày.Nhưng do có xút, nên các loại cây không mọc được trên bùn đỏ. Vì vậy, người taphải chứa bùn đỏ vào những hồ kín, coi như chôn vĩnh viễn.

Một số người lo mưaxuống, hồ bùn đỏ tràn bờ thì sao? Sẽ không có chuyện đó, bởi giữa hồ là mộttrạm bơm công suất lớn, liên tục hút nước đưa trở lại dây chuyền để tận dụngxút. Nước mưa rơi xuống sẽ càng tốt, nhà máy hút về, không mất công cấp nướcmới.

Về hiệu quả, theo đánhgiá của các chuyên gia, với mức giá năm 2005 là thời điểm thiết kế, thì sau khitrừ mọi chi phí, đóng góp các loại thuế, mỗi năm một dự án như Tân Rai cũng sẽlãi khoảng 50 triệu USD, tức chỉ khoảng 13 năm sau sẽ hoàn đủ vốn.

Việc đầu tiên chúngtôi quan tâm, đi đâu cũng hỏi, là trữ lượng bauxit của nước ta hiện nay. TheoPhó Giám đốc Công ty Cổ phần Alumine Nhân Cơ Nguyễn Phú Dương, thì tuy hàmlượng quặng bauxit của chúng ta chỉ ở mức khá, chứ chưa phải tốt nhất, nhưngtrữ lượng thì Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namđứng hàng thứ ba thế giới, chỉ sau Ghinê và Úc. Khắp Tây Nguyên gần như chỗ nàocũng có bauxit, nhưng nhiều nhất tập trung ở Lâm Đồng và Đắk Nông, trong đóriêng Đắk Nông chiếm đến 70% trữ lượng toàn quốc. Bauxit của chúng ta khai thácdễ đến nỗi, chỉ cần gạt lớp đất mặt đi (khoảng 0,9 mét) là đến ngay vỉa quặngdày đến 4 mét. Theo các chuyên gia, trữ lượng bauxit của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam có thể khaithác hàng trăm năm, đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD.

Về vấn đề người dânTây Nguyên mất đất, chúng tôi cũng nhận được những câu trả lời khá cụ thể. Theođó, các dự án bauxit không bao giờ đụng đến đất thổ cư của đồng bào các dântộc. Còn đất trồng trọt thì sao? Hóa ra, khi bên dưới là bauxit thì các loạicây mọc phía trên đều rất cằn cỗi. Cụ thể, bình thường nếu trồng cà phê, năngsuất trung bình đều đạt mức 5 tấn/ha, thì trên đất bauxit, thu hoạch chỉ đạt1,7 đến 1,8 tấn/ha. Nghĩa là Dự án chỉ giải tỏa những vùng đồi trọc, rẫy nghèo,mà làm cuốn chiếu, khai thác đến đâu đền bù đến đấy. Mức giá đền bù cũng khácao, bình quân khoảng 105 triệu đồng cho mỗi hécta, trong khi giá chuyển nhượngngoài thị trường, bà con chỉ thu về được khoảng 70 triệu, mà còn khó bán. Vậylà bà con các dân tộc đều thích nhượng đất cho “Bauxit”. Trong những ngày chúngtôi ở thăm, anh Nguyễn Đình Hải, Kế toán trưởng Dự án Tân Rai đều luôn bận tíutít, sáng đi từ tờ mờ, tối muộn mới về, để kịp đền bù cho 172 hộ dân đợt này(trong tổng số 459 hộ) vùng bauxit Bảo Lâm. Chuyện đềnbù anh kể nhiều chi tiết tức cười. Đồng bào dân tộc K’hor (tức Châu Mạ) xếphàng đông nghẹt Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện. Nhiều ngườinhận tiền không biết ký, phải điểm chỉ, nhưng vẫn bắt cán bộ ghi rõ tay phảitay trái. Lại có người không thuộc diện quy hoạch, nhưng cũng ra xếp hàng nằnnì: “Cán bộ cho tôi hiến đất, lấy tiền trước”.

Không chỉở Tân Rai, mà sang Nhân Cơ cũng vậy. Những ngày sau, chúng tôi vào nhà một sốbà con người M’nông ở bon (thôn) Bù Dớp, tỉnh ĐắkNông, thấy họ đều phấn khởi từkhi “Bauxit” về. Chàng trai Điểu Iph (người M’nông, nam giới đều mang họ Điểu,phụ nữ họ Thị) trước đây có khoảng 2 hecta rẫy ở rải rác nhiều nơi. Năm 2005,Iph nhận bồi thường 1,2 hecta, được 160 triệu đồng, xây được nhà rồi còn mua thêmđược rẫy ở chỗ khác tốt hơn, mỗi năm thu hoạch 3 đến 4 tấn cà phê, chị vợ làThị Thuyết suốt ngày cười nói rổn rảng. Hay anh Điểu Vơn, sinh năm 1971, làTrưởng ban Đại diện đạo Tin Lành bon, được đền bù đến 300 triệu đồng. Vợ Vơn làThị Hoa cùng con trai Điểu Tàng suốt ngày quanh quẩn lau dọn nhà mới, cho Vơnyên tâm mỗi năm về Gia Nghĩa tập huấn đạo giáo 15 ngày. Bà con bon Bù Dớp tranhnhau kể, bên khu tái định cư thác Diệu Thanh, người M’nông theo đạo Tin Lànhcòn có cuộc sống được cải thiện tốt hơn. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết,các dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều dành hàng chục tỷ đồng để giúp địa phương xâytrường, làm đường, mở trạm xá… Các sự kiện lớn trên địa bàn như kỷ niệm, lễhội, thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ… “Bauxit” đều tích cực đóng góp và phốihợp hoạt động, khiến không khí luôn chan hòa vui vẻ.

Khôngnhững vậy, trong kế hoạch triển khai của mình, các dự án bauxit TKV còn rất chútrọng đến việc nhu nhận, đào tạo nghề, và tuyển dụng con em đồng bào các dântộc trên địa bàn. Ví dụ, nhà máy Tân Rai đến tháng 10-2010 mới ra tấn alumineđầu tiên, nhưng ngay từ đầu năm 2008 đã có 266 con em đồng bào địa phương đượctuyển học nghề. Cuối năm 2009 sẽ mở một khóa nữa, thu nhận 528 em (trong đó 70%là người các dân tộc thiểu số), gần đủ cho nhu cầu tiếp quản toàn bộ dự án. MỏNhân Cơ cũng vậy, tuy giờ đây vẫn đang phải hoàn thiện thêm một số thủ tục,theo quyết định của Trung ương, thì Công ty Cổ phần Alumine Nhân Cơ cũng đãchiêu mộ hơn 400 thanh niên địa phương, cho đi học nghề 18 tháng, để sau nàylàm chủ doanh nghiệp.

Những lúcrảnh rỗi, những buổi tối lang thang khắp vùng, chúng tôi luôn được người dânnói về bauxit với thái độ chào đón hồ hởi. Người ta còn ghen tị nhau nhà này cócon vào làm bauxit, nhà kia có cháu được tuyển dụng lái xe… Rồi vùng nọ đượcđền bù sớm, xã kia gặp trở ngại, bị quy hoạch muộn… Một không khí háo hức chuẩnbị cho những cuộc đổi đời đã và đang từng bước hình thành.

Vào TâyNguyên đợt này, một trong những điều chúng tôi quan tâm nhất cũng dần dần đượclàm sáng tỏ, đó là chuyện lao động người nước ngoài, cụ thể là công nhân, kỹ sưTrung Quốc sang làm việc trong các dự án Bauxit.

Theo cácnhà chuyên môn cho biết, thì toàn bộ các dự án đều là của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, chúng tabỏ vốn và làm chủ. Nhưng khi áp dụng luật đấu thầu quốc tế, mọi đối tác đều cóquyền bình đẳng. Và nhà thầu Trung Quốc Chalco (Aluminum Coporation of ChinaLimited- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công trình quốc tế Nhôm Trung Quốc) vớinăng lực và kinh nghiệm của mình, đã trúng thầu hạng mục các nhà máy tinh luyệnalumine trong hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ của TKV.

Để đảm bảothuận tiện cho điều hành và thi công công trình, Chalco đã sử dụng nhiều cán bộkỹ thuật và công nhân nước ngoài, là những người đã rất từng trải trong lĩnhvực này. Thời điểm chúng tôi đến thăm, đang có 647 người nước ngoài (4 người Úcvà 643 người Trung Quốc) làm việc tại Tân Rai. Tất cả họ đều ở tập trung trongnhững dãy nhà mái tôn kiểu công trường (nghĩa là khá “mùa vụ”). Bữa ăn của họdo đầu bếp Trung Quốc đảm nhận, nguồn lương thực thực phẩm khai thác ngay tạiđịa bàn. Nói chung họ ít ra ngoài, ngoại trừ một số có nhu cầu đặc biệt. TheoGiám đốc Lợi, số công nhân Trung Quốc ở công đoạn đóng cọc đã hoàn thành nhiệmvụ và đã về nước, lực lượng đang làm sắp tới bàn giao công trình xong họ cũngsẽ về.

Cho đếnnhững ngày cuối, trở lại thành phố Hồ Chí Minh, thời tiết tốt, nắng gió hàihòa, tôi vẫn có cảm giác như vừa từ “mặt trận” trở về. Nhiều người biết chúngtôi vừa đi Bauxit, đều lắc đầu lè lưỡi. Lạ thế, ai cũng nói những điều nặngnhọc. Trong một cuộc nhậu, một kiến trúc sư gạo cội đã tới tấp phủ đầu chúngtôi, rồi khẳng định chắc như đinh đóng cột về sự “trả giá” của các dự án “phánát Tây Nguyên”, không cho ai kịp nói gì. Nhưng khi hỏi kỹ ra thì hóa họ đềuchưa từng đến đó, chưa hề nghiên cứu kỹ, mà chỉ bảo “nghe nói vậy” (?).

Vâng, họkhá đông, nhưng đầy cảm tính. Và tôi cảm thấy phía sau sự e dè của những ngườichín chắn, cũng như còn đang có một cái gì đó khó cắt nghĩa. Phải chăng vì xãhội còn nhiều bê bối chưa được làm rõ, đây đó còn những khuất tất chưa đượcgiải minh, nên người dân có lúc bức xúc, mất lòng tin, nhìn đâu cũng thấy tiêucực? Phải chăng những người phản biện cũng vì quá hăng hái, thừa sốt sắng, màdẫn đến thái độ nóng vội, chủ quan, chẳng những rất dễ tự mắc vào cái bẫy ngụybiện của chính mình, theo kiểu “lộng giả thành chân”, mà còn khiến công chúngbình dân cảm thấy khó xử, e ngại, không muốn “dây vào”? Và còn đó, phải chăng,cũng là quan niệm giản đơn, thiếu chu đáo trong khâu tuyên truyền quảng bá củacấp này ngành nọ? Mỗi dự án, mỗi chủ trương tất nhiên đều phải nghiên cứu kỹ,nhưng làm sao tránh được những va chạm, cọ xát với rất nhiều chủ thể khác nhau?Nếu chỉ biết mỗi việc mình làm, không quan tâm đến dư luận, thì sẽ khó tránhkhỏi tiếng “độc đoán”, “áp đặt”, “trùm lấp”… những khái niệm rất không tươnghợp với một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ta đang dồn toàn lực xây dựng.

Mong lắm,những điều tốt lành trong cuộc sống sẽ đến với Tây Nguyên.

LãThanh Tùng

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bauxit...…và những điều khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO