Những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam

T.B (g/t)| 10/06/2014 09:19

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, chính thức công bố vào ngày 16/7/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều, nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam bao gồm:

ADQuảng cáo

Chương I: Những quy định chung (7 điều)

Phạm vi điều chỉnh của Luật gồm đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; Hoạt động trong các vùng biển Việt Nam; Phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Chương II. Vùng biển Việt Nam (14 điều)

 Bao gồm đường cơ sở; Về nội thủy và lãnh hải Việt Nam; Về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Các nội dung này đã được giới thiệu ở các số báo trước).

Về quy chế các đảo, quần đảo: Luật khẳng định Nhà nước ta thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo VN. Phù hợp với Điều 121 của Công ước Luật Biển 1982, Luật quy định đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Còn đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam (20 điều)

Luật quy định rõ những hành vi mà tàu thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua lãnh hải của nước ta: Không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; Thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương LHQ; Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam; Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; Gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển; Đánh bắt hải sản trái phép; Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép v.v…

Chính phủ quy định công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, khi cần thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. Luật cũng quy định về tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển. Đồng thời, nêu cụ thể những hành vi bị cấm như cấm đe dọa chủ quyền, quốc phong, an ninh Việt Nam; Khai thác tài nguyên, lấp đặt sử dụng thiết bị công trình, khoan đào, nghiên cứu khoa học một cách trái phép; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí chất nổ, chất độc hại, cấm mua bán người, hoạt động cướp biển, phát sóng trái phép.

ADQuảng cáo

Chương IV: Phát triển kinh tế biển (5 điều)

Luật quy định phát triển kinh tế biển: Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phong, an ninh và trật tự an toàn trên biển; Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

Luật quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; Du lịch biển và kinh tế đảo; Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển (3 điều)

Luật quy định các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển gồm các lực lượng của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

Luật quy định các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng. Khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền sẽ huy động sự tham gia của các lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ của các cơ quan.

Chương VI: Xử lý vi phạm (4 điều)

Quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm; Biện pháp bảo đảm tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài nhằn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam. Khi bắt giữ tàu thuyền và người nước ngoài phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp giải quyết.

Chương VII: Điều khoản thi hành (2 điều)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO