Chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945)

Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông| 05/05/2015 09:10

Người Pháp cho rằng Hoàng Sa vốn đã thuộc chủ quyền Việt Nam, không cần một hành động chiếm hữu chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa nữa, nên Viện Hải dương học và Nghề cá Nha Trang (L’institut Océanographique de Nha Trang) đã thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên năm 1925 bởi tàu khảo sát kéo lưới (Chalutier) De Lanessan do M.A.Krempt, giám đốc, cùng các nhà khoa học như Delacour, Jabouille. Các cuộc khảo sát chủ yếu nghiên cứu về những ám tiêu của các bãi ngầm ở Hoàng Sa. Từ đó tác giả đưa ra lập luận giải thích về sự hình thành các ám tiêu cùng với ảnh hưởng của gió mùa.

ADQuảng cáo

Ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.

Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Hoàng Sa cho Công ty Phosphat mới của Bắc kỳ.

Trong thư ngày 20/3/1930, Toàn quyền Đông Dương gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp cũng đã xác nhận rằng: “Tôi hoàn toàn đồng ý với những người viết thư cho ông là cần thừa nhận lợi ích nước Pháp có thể có trong việc nhân danh An Nam, đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Tại công văn số 704-A.ex, Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa báo cáo về lập trường của phủ Toàn quyền đối với việc chính quyền địa phương Quảng Đông đòi chủ quyền đối với Hoàng Sa, trong đó nhấn mạnh việc thương lượng giữa Pháp với một chính quyền không có quyền hành gì ở miền Nam Trung Quốc là không thích hợp, và chắc chắn sẽ thất bại.

Ngày 13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển đi ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương để dựng bia chủ quyền chiếm giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ thuộc. Hoạt động này đã được Toàn quyền Đông Dương báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp tại Paris (Điện số 689 ngày 18/4/1930).

Ngày 24/4/1932, Chính phủ Pháp đã có kháng nghị nêu rõ các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng về sự chiếm hữu của An Nam, sau đó là Pháp đối với Hoàng Sa.

ADQuảng cáo

Ngày 13/4/1933, một hạm đội nhỏ thuộc lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của Trung tá Hải quân De Lattre rời Sài Gòn đi ra quần đảo Trường Sa (gồm thông báo hạm La Malicieuse, Pháo thuyền Alerte, các tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan) để tiến hành chiếm đóng các đảo của quần đảo Trường Sa.

Ngày 26/7/1933, chính phủ Pháp tuyên bố Hải quân Pháp đã chiếm đóng các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông và Song Tử Tây và các đảo phụ cận.

Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng công chính J.Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đổ cho thủy phi cơ và các điều kiện định cư ở quần đảo này.

Năm 1938, Pháp bắt đầu phái các đơn vị bảo an tới các đảo và xây dựng  một hải đăng, một trạm khí tượng (OMM đăng ký số 48860) ở đảo Hoàng Sa và số 48859 ở đảo Phú Lâm), một trạm vô tuyến TSF trên đảo Hoàng Sa.

Ngày 15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở trạm Ba Bình quần đảo Trường Sa. Ngày 30/3/1938, vua Bảo Đại ký dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.

Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký Nghị định số 156-S-V thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Tháng 6/1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Hoàng Sa với dòng chữ: “République Frabcaise – Empire d’Annam – Archipel de Paracel 1816 – Ile de Pattle 1938”.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO